Tăng tốc máy tính thế nào
5 cách đơn giản và hiệu quả để tăng tốc cho máy tính - 14/4/2007 14h:7
Phải chăng tốc độ dành cho máy tính là cái mà nhiều bạn đang đi tìm. Nó thực sự là một sự thật hiển nhiên dành cho việc tính toán. Có nhiều cách có thể giúp bạn tăng hiệu suất cho máy tính. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là bạn phải chọn những giải pháp nào, giải pháp nào là hợp lý với bạn nhất. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn 5 cách để bạn có thể thực hiện tăng hiệu suất máy tính.
Điều chỉnh bộ vi xử lý
Cách dễ dàng nhất để nâng hiệu suất của máy tính đó là tăng tốc độ của CPU. Quá trình này gọi là "overclock CPU", đây là phương pháp bắt CPU hoạt động ở chế độ ép xung. Để thực hiện việc này bạn vào BIOS máy tính và điều chỉnh các thiết lập trong bộ vi xử lý. Một số nhà sản xuất BIOS cho phép bạn chọn phần trăm hiệu suất muốn tăng. Khi thực hiện xong việc chọn, BIOS sẽ tiến hành thay đổi những cần thiết trong bản thân nó. Nhìn chung , hầu hết các bộ bộ vi xử lý đều có thể tăng được từ 5% đến 10%. Bạn cũng không nên tăng quá cao, vì điều đó có thể ảnh hưởng đến một số lỗi khác mang tính chất tĩnh điện của CPU.
Thông thường thì các nhà máy sản xuất BIOS sẽ cho bạn thấy những tùy chọn trong mục BIOS khá giống nhau. Khi vào setup của BIOS, bạn sẽ nhìn thấy dưới phần Advanced là tùy chọn cấu hình "Jumperfree" hoặc "Processor". Nếu bạn không thấy các phần trăm yêu cầu hoặc ít nhất cũng là tùy chọn normal/overclock hãy xem xét đến việc rời màn hình đó trừ khi bạn là người đã thành thạo công việc này. Việc tăng tốc cho CPU có thể làm thay đổi đến một số thứ trong các bộ nhân của CPU, tốc độ bus cũng bị ảnh hưởng và cả điện áp nguồn cung cấp cho Chip.
Bạn có thể bị rơi vào tình trạng tăng quá đà "over-overclock" bộ vi xử lý. Khi gặp tình huống này máy tính sẽ không khởi động lại mà rơi vào tình trạng treo máy, cách tốt nhất cần phải làm lúc này là khởi động lại máy. Nếu hoàn hảo thì khi tắt máy tính, bật nguồn trở lại BIOS sẽ thực hiện công việc khởi tạo lại toàn bộ về chế độ mặc định ban đầu cho bạn. Tuy vậy vẫn có tình huống xấu xảy ra. Khi đó bạn cần phải tháo máy tính, tìm ra jumper của bo mạch chủ thay đổi vị trí chân của nó trong một khoảng thời gian cụ thể sau đó bạn đặt lại vị trí như ban đầu. Các tùy chọn trong BIOS sẽ được reset trở về trạng thái ban đầu.
Mặc dù việc tăng tốc là một giải pháp kỹ thuật cho phép, nó không tốn chi phí. Nhưng tốt hơn trong trường hợp này bạn nên xem xét đến việc mua một chiếc quạt làm mát hơn đối với chiếc đang dùng. Bạn phải thực hiện điều này là bởi vì, khi tiến hành tăng tốc cho CPU, bộ vi xử lý sẽ rơi vào tình trạng nóng hơn khi hoạt động ở chế độ bình thường.
Nâng cấp CPU
Để nân cấp CPU (tức là mua một CPU mới) bạn phải tìm một CPU nào đó thích hợp với bo mạch chủ bạn có. Có thể dễ dàng hơn nếu bạn chọn các CPU của Intel mẫu cũ. Intel hiện đang cho ra các sản phẩm mẫu mới đó là AMD, sản phẩm này có một số thay đổi trong thiết kế chân cắm. Ngoài ra bạn cũng cần phải xem đến vấn đề công nghệ mà bo mạch chủ đó có thể quản lý được CPU mới này không.
Một số tính năng mới được bổ sung thêm vào trong các CPU kiểu mới và làm cho nó cải thiện đáng kể hiệu suất, tuy nhiên vấn đề ở đây nếu bo mạch chủ không biết đến những tính năng mới trong thiết kế đó là gì thì điều đó trở nên vô nghĩa. Minh chứng tốt nhất cho việc này đó là khái niệm dual-core X2 của AMD vừa phát hành. Thời điểm này chỉ có nâng cấp cả BIOS mới có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết đối với loại CPU này.
Đừng cho rằng bạn cần một bộ bộ vi xử lý nhanh hơn về mặt số lượng. Cho rằng CPU hiện nay của bạn được xây dựng trên công nghệ cho khoảng cách là 90nm. Nếu bạn tìm thấy môt CPU được xây dựng trên công nghệ cho phép đến 65nm thì dữ liệu đi qua nó sẽ nhanh hơn khoảng 30% khi luân chuyển bên trong. Như vậy nó sẽ làm việc tốt hơn so với nền tảng cũ của bạn. Tuy nhiên không thể tính toán đơn giản 1:1 cho việc tăng về hiệu suất như thế này.
Điều đó cũng có nghĩa rằng CPU đang chạy cùng với một tốc độ như nhau nhưng với một CPU được thiết kế công nghệ cho khoảng cách chân cắm nhỏ hơn sẽ cho hiệu suất tốt hơn. Đây cũng là điều mà bạn nên xem xét khi chọn mua CPU mới.
Tăng thêm bộ nhớ
Bộ nhớ cũng là một cách để tăng tốc độ cho máy tính. Với giá thành của RAM như hiện này thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện giải pháp mua thêm bộ nhớ hơn là thay một CPU mới.
Vấn đề ở đây là gì? Hãy lấy một ví dụ về hệ thống Vista gần đây mà chúng ta đã thiết lập. Nếu chúng ta đã cài đặt một số gadget cho thanh công cụ bên cạnh của Vista để báo cáo một cách chính xác % bộ nhớ của bạn đang được sử dụng. Điều đó có nghĩa là một máy tính có RAM 1GB đang chạy mỗi hệ điều hành Vista lại nảy sinh ở đây là có đến 51% bộ nhớ đang được sử dụng.
Chính vì lý do đó nên việc cung cấp thêm bộ nhớ là một việc cần thiết trong trường hợp này. Tuy nhiên khi bạn mua mới một RAM thì cần phải chú ý xem RAM đó có hợp với bo mạch chủ hiện có của bạn hay không.
Chọn card đồ họa tốt hơn
Một cách khác để tăng hiệu suất cho máy tính của bạn đó là thông qua card đồ họa. Hiển nhiên rằng, với một card đồ họa có dung lượng lớn thì giá thành của nó cũng rất cao. Tuy nhiên nó sẽ không phải là vấn đề nếu hiệu quả đem lại cho bạn hoàn toàn ấn tượng.
Bạn nên chọn một card đồ họa có dung lượng lớn hơn mức cần thiết với số tiền nằm trong khoảng 125$ - 200$. Tuy vậy bạn cũng vẫn cần phải kiểm tra xem bo mạch chủ của mình có thể quản lý được các card đồ họa đó không.
Các giải pháp khác
Cuối cùng đó là giải giáp nhằm cải thiện hiệu suất máy tính hoàn toàn miễn phí. Việc nâng cấp card đồ họa và tăng tốc cho CPU là hai giải pháp mà chúng ta đã nói ở phần trên. Ở đây chúng tôi muốn nói đến cho các bạn là một giải pháp hoàn toàn không tốn kém một chút choi phí nào. Đó là giải pháp bạn loại bỏ các phần mềm chạy ngầm trong hệ thống và các phần mềm khởi chạy khi khới động máy tính. Cách làm này đã được nói đến rất nhiều trong các bài của chúng tôi.
Tắt máy nhanh hơn trong Windows XP - 10/4/2007 10h:3
Bạn có thể luộc chín một quả chứng trong khi đợi Windows XP tắt máy. Nếu máy tính của bạn không biết làm cách nào để nói lời tạm biệt thì bạn nên tham khảo một số mẹo dưới đây.
Đừng tắt máy, hãy để ở trạng thái ngủ đông (Hibernate)
Chỉ có hai lý do cho việc tắt máy của Windows: để tiết kiệm điện và để khởi động lại hệ điều hành khi bạn cảm thấy nó hoạt động quá chậm chạp. Nếu không có gì thực sự tồi xảy ra thì Windows XP có thể hoạt động một cách bình thường hàng ngày hoặc thậm chí hàng tuần. Vì vậy thay bằng việc tắt hệ thống của bạn, hãy đặt cho nó ở trạng thái nằm "ngủ".
Đặt Windows trong chế độ Hibernate thì máy tính sẽ copy các nội dung trong RAM của máy vào ổ cứng, sau đó mới tắt mọi thứ. Với việc lưu trữ này, nếu nhìn từ phương diện vật lý thì thấy phần điện đã được tắt (hai hoạt động này khá giống nhau). Sử dụng chế độ ngủ đông của XP thì khi "đánh thức" lại sẽ mất ít thời gian hơn khi kết thúc và khởi động lại.
Cách đặt như sau: Kích chuột phải vào nền màn hình, chọn Properties > tab Screen Saver > Power..., chọn tab Hibernate và tích vào phần Enable hibernation (chú ý phải đảm bảo đủ dung lượng ổ cứng) > kích OK hai lần để đóng hết cửa sổ. Khi cần sử dụng Hibernate bạn vào Turn off bình thường, tại cửa sổ Turn Off computer bạn giữ phím Shift, chữ Stand By sẽ được thay thế bằng Hibernate > kích vào nếu thấy cần.
Đóng các chương trình
Windows chỉ tự tắt sau khi tất cả các chương trình khác đã được đóng, điều đó rất mất thời gian nếu còn nhiều chương trình ứng dụng vẫn chưa được đóng. Tất nhiên, bạn có thể thực hiện đóng các ứng dụng để tăng tốc độ tắt máy tính.
Mặc dù vậy, nếu việc tắt máy là quá chậm so với bình thường thì bạn nên cố gắng đóng các chương trình đang chạy (kể cả các ứng dụng lẫn các hệ thống nằm trên system tray) trước khi tắt Windows. Hệ thống của bạn tắt nhanh hơn nếu một trong các chương trình đó đó đã được đóng.
Xem xét đến các Driver hỏng
Các driver được cài đặt không thích hợp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tắt máy trở nên chậm chạp. Kiểm tra để xem xét xem có driver thiết bị nào cần phải cài đặt lại không. Để thực hiện điều đó, bạn kích chuột phải vào My Computer và chọn Properties > Hardware > Device Manager. Quan sát toàn bộ xem có dấu hỏi vàng hay dấu chấm than màu đỏ hay không. Ý nghĩa của chúng như sau: dấu chấm hỏi màu vàng chỉ thị Windows đang sử dụng một driver cùng loại chứ không phải driver thích hợp với nó còn dấu chấm than màu đỏ chỉ thị rằng thiết bị này đang không làm việc.
Các driver cho card âm thanh, đồ họa, và máy in thường cần phải được cài đặt lại mỗi khi cài lại Windows. Bạn có thể vào trang web của các hãng để download driver của đúng thiết bị và sau đó tiến hành cài đặt cho máy. Thông thường thì khi bạn mua thiết bị thì sẽ được cung cấp một đĩa driver đi kèm. Cách thức tiến hành cài đặt lại cho thích hợp các driver như sau: kích chuột phải vào mục chọn nâng cấp driver trong Device Manager, chọn Update Driver, bỏ qua màn hình Wizard, chọn "No, not this time" cho câu hỏi có cần nâng cấp Windows không. Sau đó chọn tùy chọn "Specified location" khi nó xuất hiện. Sau đó bạn chọn đến file cần cài có trong các file của driver, nhấn OK để cài đặt nó. Sau khi kết thúc việc cài đặt driver bạn đóng tất cả các cửa sổ đã mở lại.
Đóng các dịch vụ đầu cuối (Terminate Terminal Services)
Các dịch vụ Terminal Service của Windows XP cũng có thể gây ra việc tắt máy chậm chạp. Nếu chưa bao giờ sử dụng máy trạm điều khiển xa thì bạn sẽ không cần đến các hỗ trợ từ xa, chuyển người dùng nhanh, máy chủ cuối và các dịch vụ Terminal Services khác. Để đóng nó bạn chọn Start > Run, đánh services.msc /s, sau đó nhấn Enter. Tìm và kích đúp vào danh sách các dịch vụ đầu cuối. (tất nhiên, nếu bạn không có các dịch vụ đầu cuối được cài đặt thì việc tắt máy chậm có thể do các nguyên nhân khác gây ra). Thay đổi " Startup type" thành Disabled hoặc Manual sau đó nhấn OK.
Không xóa bộ nhớ ảo
Nếu sử dụng Windows XP (nhưng không phải là phiên bản Home) thì bạn hoàn toàn có thể tăng tốc cho quá trình tắt máy bằng cách không xóa bộ nhớ ảo bất cứ khi nào tắt Windows. Chọn Start > Run, đánh gpedit.msc, và nhấn Enter. Vào Computer Configuration\Windows Settings\Security Settings\Local Policies\Security Options trong cửa sổ bên trái. Trong cửa sổ bên phải bạn tìm đến phần Shutdown: Clear virtual memory pagefile. Nếu tùy chọn này đã được kích hoạt, kích đúp vào nó để chọn Disabled, sau đó nhấn OK.
Giảm thời gian đợi của Windows
Bạn có thể tăng tốc độ trong qua trình tắt máy bằng việc giảm thời gian Windows đợi một chương trình dừng theo một cách đúng nghĩa trước khi tắt máy. Chọn Start > Run, đánh regedit, và nhấm Enter. Trong menu bên trái bạn vào mục HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control. Kích đúp vào mục WaitToKillServiceTimeout trong cửa sổ bên phải. Thiết lập giá trị này thấp hơn giá trị mặc định là 2000 (2s), có thể thành 1000 chẳng hạn, sau đó nhấn OK để khởi động lại hệ thống. Tuy nhiên việc làm này có thể ảnh hưởng đến dữ liệu mà bạn chưa lưu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét