3 tháng 7, 2007

Thang độ cứng Mohs

Thang độ cứng Mohs

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

 

Thang độ cứng Mohs đặc trưng cho tính chất chống lại vết trầy xước trên những khoáng vật khác nhau dựa trên tính chất: khoáng vật có độ cứng lớn hơn sẽ làm trầy khoáng vật có độ cứng nhỏ hơn. Nó được nhà khoáng vật học người Đức Friedrich Mohs đưa ra vào năm 1812 và là một trong những thang đo độ cứng trong khoa học.

Mohs dựa trên mười loại khoáng vật đã có sẵn, ngoại trừ kim cương. Độ cứng của vật liệu được đo bằng cách tìm hai loại vật liệu mà nó có thể làm trầy được và bị làm trầy. Ví dụ: nếu một vật liệu nào đó bị apatit (có độ cứng là 5) làm trầy xước nhưng không bị làm trầy bởi đá flourit (có độ cứng là 4), thì độ cứng trong thang Mohs sẽ là 4,5.

Thang đo độ cứng Mohs là một thang độ cứng tương đối. Nếu như corundum (độ cứng là 9) chỉ có độ cứng gấp đôi topaz (độ cứng là 8) thì kim cương (độ cứng là 10) lại có độ cứng gấp 4 lần corundum.

Thang cơ bản

Bảng sau đây cho thấy độ cứng của 10 khoáng vật cơ bản.

Độ cứng thang Mohs Khoáng vật Độ cứng tuyệt đối
1 Tan

(Mg3Si4O10(OH)2)

1
2 Thạch cao (CaSO4•2H2O) 2
3 Đá canxit (CaCO3) 9
4 Đá fluorit (CaF2) 21
5 Apatit

(Ca5(PO4)3(OH-,Cl-,F-))

48
6 Octocla felspat (KAlSi3O8) 72
7 Thạch anh (SiO2) 100
8 Topaz (Al2SiO4(OH-,F-)2) 200
9 Corundum (Al2O3) 400
10 Kim cương (C) 1500

Theo như thang độ cứng Mohs, móng tay có độ cứng là 2.5, đồng xu bằng đồng có độ cứng 3.5; một lưỡi dao là 5.5; một cánh cửa sổ là 5.5, một thanh thép là 6.5. Sử dụng những vật liệu có độ cứng đã được biết trước sẽ cho chúng ta biết chính xác vị trí của vật liệu trên thang đo Mohs

Thang độ cứng Mohs có thể được sửa đổi để tính thêm các vật liệu có độ cứng nằm giữa các vật liệu cơ bản. Dưới đây là thang độ cứng sửa đổi của một số vật liệu thường gặp từ http://www.amfed.org/t_mohs, trang web của Hội Khoáng vật học Hoa Kì.

Độ cứng Vật liệu hay khoáng vật
1 Tan
2 Thạch cao
2.5 đến 3 Vàng, Bạc
3 Đá canxit, Đồng
4 Đá fluorit
4 đến 4.5 Bạch kim
4 đến 5 Sắt
5 Apatit
6 Octocla
6.5 Quặng pyrit sắt
6 đến 7 Thủy tinh, silica nguyên chất
7 Thạch anh
7 đến 8 Thép tôi
8 Topaz
9 Corundum
10 Garnet
11 Hợp chất zirconia
12 Hợp chất alumina
13 Cacbua silic (SiC)

 

Nhựa xốp mới dùng cho bao bì thực phẩm

 Công ty Hoá chất NOVA vừa đưa ra thị trường loại nhựa xốp DYLARK FG, một họ mới của lọai nhựa copolyme styren maleic anhydrit (SMA) để đóng gói thực phẩm có thể dùng trong lò vi sóng. Nhựa xốp DYLARK FG duy trì sự tòan vẹn cấu trúc ở nhiệt độ cao để việc hâm nóng lại thực phẩm trong lò vi sóng được an tòan và cách nhiệt rất tốt để duy trì  nhiệt độ thực phẩm nóng lâu hơn.

Debra Van Holst, Giám đốc của NOVA cho biết, các hộp thực phẩm mua mang về được làm từ nhựa DYLARK FG có độ cứng và tính cách nhiệt để bảo vệ thực phẩm trong khi vận chuyển từ nhà hàng hoặc cửa hàng tạp phẩm đến tay khách hàng.

Đóng gói bằng nhựa xốp DYLARK FG đảm bảo tính chống rò rỉ và giữ độ cứng ở nhiệt độ cao nên rất tiện khi muốn hâm nóng  thực phẩm lại trong lò vi sóng hoặc mua thực phẩm còn nóng. Tính chất các nhiệt của nhựa xốp không quá nóng nhưng vẫn giữ thực phẩm nóng lâu hơn, vì thế đây là nguyên liệu cạnh tranh đối với polypropylene hay bọt polypropylen.

Phòng Trưng Bày và Giao Dịch Ngành Nhựa – Cao Su

Vào ngày 19/04/2007, "Phòng Trưng Bày và Giao Dịch Ngành Nhựa – Cao Su" do Trung Tâm Kỹ Thuật Chất Dẻo và Cao Su thành lập tại 156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q. 1, TP. HCM với sự tham gia của các công ty uy tín trong các lĩnh vực cung cấp phần mềm thiết kế khuôn mẫu, nguyên liệu – phụ gia, máy móc và thiết bị cho ngành nhựa – cao su" cùng các công ty sản xuất sản phẩm nhựa đã đi vào họat động, nhằm phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp nhựa và cao su về : 

 

  • Tìm hiểu thông tin :    

* Nguồn nguyên liệu, các lọai phụ gia

của những nhà cung cấp có uy tín

*  Lĩnh vực thiết kế khuôn mẫu sản

* Công nghệ sản xuất tiên tiến

* Máy móc thiết bị hiện đại

  • Thiết lập các quan hệ trao đổi kinh nghiệm sản xuất, phối hợp nghiên cứu và tiêu thụ sản phẩm

Trung Tâm kính mời các doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực nhựa – cao su đến thăm "Phòng Trưng Bày và Giao Dịch Ngành Nhựa – Cao Su" vào các ngày làm việc trong tuần. Chúng tôi mong Qúy doanh nghiệp sẽ có thêm những thông tin và tạo thêm được các quan hệ hữu ích hỗ trợ cho họat động và sự phát triển của đơn vị mình ngày một hiệu quả hơn.

Dự kiến trong năm 2008, sau khi dự án "Trung Tâm Kỹ Thuật Chất Dẻo và Cao Su" với nguồn vốn đầu tư khỏang 130 tỷ đồng của UBND TP, Trung tâm sẽ mở rộng mặt bằng phòng trưng bày và giao dịch này. Đến thời điểm đó, đây thực sự sẽ là một siêu thị ngành nhựa – cao su vì số lượng các công ty có uy tín tham gia sẽ tăng lên rất nhiều.

Ngành nhựa là một trong 7 ngành công nghiệp ưu tiên

Ngành nhựa là một trong 7 ngành công nghiệp ưu tiên

trong giai đọan 2007-2010

Theo nguồn tin từ Website Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ra Quyết định 55/2007/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục 10 ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển. Theo đó, cả nước có 3 ngành công nghiệp mũi nhọn là cơ khí chế tạo; thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin; sản phẩm từ công nghệ mới.

Bảy ngành công nghiệp ưu tiên là dệt may, da giày, nhựa, chế biến nông lâm thủy sản, khai thác chế biến bauxit nhôm, thép, hóa chất. Đối với các ngành công nghiệp ưu tiên, được ưu tiên bố trí đủ nhu cầu về đất trong các khu, cụm, điểm công nghiệp khi có dự án sản xuất được đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu (kể cả dự án kết hợp với di chuyển địa điểm sản xuất); được ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng năm; hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (thông qua các hiệp hội ngành hàng); giới thiệu sản phẩm miễn phí trên website của Bộ Công nghiệp và các Sở Công nghiệp; trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các hội chợ, triển lãm của quốc gia và của các địa phương; hỗ trợ với mức kinh phí tối đa theo các quy định hiện hành để thực hiện các hoạt động nghiên cứu-triển khai liên quan đến ngành công nghiệp chủ lực, trong đó: Ngân sách trung ương hỗ trợ chuyển giao công nghệ; thiết lập và bổ sung, tăng cường năng lực các cơ quan khoa học công nghệ; nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

Ngân sách địa phương hỗ trợ sản xuất thử nghiệm (sản phẩm mới, nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu) nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp. Các ngành công nghiệp mũi nhọn, áp dụng chính sách của các ngành công nghiệp ưu tiên và được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí (không quá 50% vốn đầu tư) đối với các dự án bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất.

Chất hoá dẻo mới cho nhựa PVC

Chất hoá dẻo mới cho nhựa PVC

Các chất hoá dẻo truyền thống sử dụng trong nhựa PVC đang bị hạn chế sử dụng vì ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người  tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng chất hoá dẻo trong nhựa PVC (PolyVinylClorua) là điều bắt buộc vì chỉ chất này mới có thể chuyển hoá nhựa PVC từ trạng thái dòn và dễ gãy sang mềm và đàn hồi.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất đồ chơi và thiết bị y khoa từ nhựa PVC, công ty BASF đã cho ra đời chất hoá dẻo cao cấp có tên thương mại Hexamoll DINCH. Sản phẩm của công ty phục vụ cho các ứng dụng "nhạy cảm" của nhựa PVC. Hexamoll DINCH, với tỷ lệ di hành ra bề mặt sản phẩm cực kỳ thấp, là một chất hoá dẻo công nghệ mới có thể đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn sức khoẻ cho người sử dụng và là một giải pháp lý tưởng cho các hãng sản xuất đồ chơi, thoả mãn được các quy định mới của EU về đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Nguồn " Thông tin kinh doanh chuyên ngành nhựa

Cẩn thận với đồ nhựa chất lượng thấp

Cẩn thận với đồ nhựa chất lượng thấp

Trên thực tế, các sản phẩm bao bì bằng nhựa dùng đựng thực phẩm như túi, hộp, keo lọ, bát, dĩa, muỗng, cốc …được sử dụng rất nhiều vì sự tiện lợi và chi phí vừa phải của chúng. Song, theo các chuyên gia về sức khoẻ, đây có thể là nguồn gốc gây ngộ độc cho người tiêu dùng.

Theo báo Dân trí. PGS.TS Trần Đáng-Cục trưởng Cục VSATTP cho biết bản chất đồ nhựa là Polymer không gây độc hại khi sử dụng. Thủ phạm gây độc hại và làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người chính là monomer và các phụ gia, thường dễ dàng tìm thấy trong các sản phẩm nhựa có nguồn gốc từ nhựa tái sinh kém phẩm chất hoặc các loaị bột màu kém chất lượng.

Qua kiểm nghiệm, người ta đã tìm thấy rất nhiều chất phụ gia và chất độn để tiết kiệm nguyên liệu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người tiêu dùng như monomer, chất dẻo làm giảm tinh bốc cháy, tăng tính ma sát, vv…(bao gồm bột Talc, amiăng, phấn viết, bột gỗ..)

Các loaị bột màu chất lượng thấp dùng trong nhựa thường chứa hàm lượng kim loaị nặng như Cadimi,chì, thủy ngân, vv…vuợt mức an toàn cho phép và dễ di hành ra bề mặt sản phẩm làm ảnh hưởng đến thực phẩm chứa trong đó khi gặp xúc tác phù hợp.

Ngoaì ra, trong nhựa kém chất lượng còn tìm thấy các chất tạo bọt và đặc biệt là chất hoá dẻo TOCP (Triorthocresylphosphat). Đây là loaị hóa chất rất độc hại, nó sẽ làm tổn thương và thoaí hoá thần kinh ngoaị biên và tuỷ sống.

Khi dùng những đồ dùng nhựa này đề đựng thực phẩm, nhất là các loaị thức ăn có chứa dầu mỏ, vị chua, mặn, nóng sẽ tạo cơ hội thôi nhiễm các chất độc vào thực phẩm gây ngộ độc.

TS. Lê Anh Tuấn- GĐ sở Y tế Hà Nội cho hay, có một số cửa hàng cơm bình dân hiện nay như những người bán dưa, cà muối thường hay sử dụng những thùng nhựa rẻ tiền hoặc đã từng đựng hoá chất, thùng đựng sơn để muối dưa. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến một số ca ngộ độc với số lượng lớn. Bên cạnh đó, các loaị bát dĩa, thìa, cốc và các hộp đựng thức ăn sử dụng ở những quán ăn này cũng thường được sản xuất từ nhựa phế phẩm chưa được xử lý đúng cách.