1 tháng 5, 2007

Ứng dụng và sản xuất Nhựa kỹ thuật ở Việt Nam


Nguồn : vatlieu.org

Mặc dù, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp Nhựa nước ta có những bước phát triển không ngừng với mức tăng trưởng hàng năm lên tới trên 20%, song theo các chuyên gia, Nhựa Việt Nam còn có thể tăng trưởng mạnh hơn, nếu đưa tăng cường tỷ trọng nhựa kỹ thuật vào sản xuất toàn ngành. Điều này, không chỉ làm tăng hiệu quả kinh tế cho Ngành, mà còn tránh cho ta khỏi nguy cơ “phải thẹn thùng” khi mất thị trường ngay trong đất nước mình. Để giúp bạn đọc hiểu thêm, TCCN xin giới thiệu đôi nét về nhựa kỹ thuật cũng như các ứng dụng, cách thức sản xuất chúng.

Ứng dụng chất dẻo để gia công các sản phẩm kỹ thuật.

Trên thế giới, người ta đã ứng dụng chất dẻo thay thế các vật liệu truyền thống từ lâu sản xuất các sản phẩm kỹ thuật, các chi tiết phụ tùng. Hiện nay chất dẻo kỹ thuật được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử, điện lạnh, các chi tiết phụ tùng thiết bị máy móc, các thiết bị quang học, trong lĩnh vực thể thao và phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp khác. ¦u điểm của việc gia công các sản phẩm kỹ thuật bằng chất dẻo là: Có khả năng sản xuất với số lượng lớn và năng suất cao; Có thể thay đổi nhanh nhiều kiểu dáng khác nhau; Sản xuất được các sản phẩm từ trong suốt đến nhiều màu sắc; Chịu được tác động của môi trường hoá chất, chịu mài mòn, chịu nhiệt độ, cách điện tốt; Sản phẩm nhẹ, dễ gia công, dễ lắp ráp; Giá thành hạ, có sức cạnh tranh mạnh so với các vật liệu truyền thống.

Hiện nay, các nước ứng dụng cả nhựa thông dụng, chất dẻo kỹ thuật, composite... để gia công chế tạo các sản phẩm kỹ thuật phục vụ cho các ngành kinh tế. Nhưng để tăng các cơ lý tính, người ta phải gia cường sợi thuỷ tinh hoặc khoáng chất vô cơ... Thường mức gia cường từ 15 % đến 60 % sợi thuỷ tinh.

Các nước có nền công nghiệp hóa dầu tiên tiến đều sản xuất các loại chất dẻo kỹ thuật phù hợp với nhu cầu của nước mình. Ví dụ: Polyoximẹhylene (POM), Polybutylene Terephthalate (PBT), Polythylene Terephthalate (PET), Nylon 6,66 (Poly amide), Polycarbonate (PC) Termo poly urethne (TPU), Poly phenylene (PPS). Hoặc phối chế các loại nhựa kỹ thuật để có được hỗn hợp nhựa đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật như phối chế PC với ABS để có tính ổn định kích thước rất cao, ổn định và có độ bền va đập ngay cả ở nhiệt độ thấp (50 độ C)… Ngoài ra, chúng còn được gia cường bằng sợi thủy tinh từ 10 – 20%.

Ngoài vật liệu nhựa nhiệt dẻo (Thermo plasties), người ta còn ứng dụng nhựa nhiệt cứng (Thermo Sets) vào gia công chế tạo các sản phẩm nhựa kỹ thuật, vì chúng có độ ổn định lớn, chịu nhiệt, chịu hóa chất, độ cách điện... hơn so với nhựa nhiệt dẻo, nếu được gia cường thì các đặc tính được tăng lên rất nhiều và có giá trị về mặt kinh tế.

Trong lĩnh vực gia công chế tạo các sản phẩm nhựa kỹ thuật hiện nay, vật liệu Composite được ứng dụng nhiều. Composite là vật liệu được tổng hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau, nhằm mục đích tạo nên một vật liệu mới, ưu việt và bền hơn so với các vật liệu ban đầu. Vật liệu nền của Composite có thể là Polyme, Kim loại, hợp kim, gốm hoặc cacbon. Vật liệu cốt của composite có thể là khoáng chất, sợi thủy tinh, sợi chất dẻo hoặc sợi kim loại, sợi cácbon. Composite có thể đáp ứng một loạt các đòi hỏi cao của kỹ thuật hiện đại như độ bền cao, nhẹ, có thể chịu được nhiệt độ đến 3.000 độ C... Trong phạm vi bài này, chúng ta quan tâm đến Composite nền Polyme. Composite Polyme có đặc tính cơ lý cao hơn kim loại, nhẹ, cách nhiệt, cách điện tốt và rất bền đối với sự tác động của hoá chất và môi trường. Vật liệu Composite Polyme được thay thế cho kim loại để chế tạo các chi tiết của máy bay, tên lửa.... áo giáp cho cảnh sát và quân đội, ống dẫn dầu khí, hoá chất, vỏ và các chi tiết của ôtô, các thiết bị khác của ngành chế tạo máy. Để nâng cao cơ lý tính và giảm trọng lượng, xu hướng dùng sợi cácbon làm cốt cho Popyme đang được ứng dụng và phát triển nhanh. Composite Polyme sợi cacbon được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực y tế, thể thao, hàng không...

Hiệu quả vật liệu Composite Polyme sợi cácbon được sử dụng trong việc chế tạo máy AN - 124 của Nga:

- Số lượng các chi tiết máy bay được chế tạo bằng vật liệu Composite Polyme sợi các bon: 200 chi tiết phụ tùng

- Giảm được trọng lượng máy bay: 800kg.

- Tăng khối lượng vận chuyển: 1.108 tấn km.

- Tiết kiệm nhiên liệu: 1,2.104 tấn.

- Giảm mức độ phức tạp khi chế tạo: 300 %.

(Số liệu của VS. TSKH Nguyễn Đình Đức )

Với những tính năng, ưu điểm như vậy, mức tiêu thụ nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật trên thế giới có tốc độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật bình quân hàng năm là 7 % ( theo số liệu của Bager). Năm 1972, cả thế giới mới tiêu thụ khoảng 1.200 tấn. Năm 2000 tiêu thụ khoảng 8.500 tấn.

Công nghệ gia công nhựa kỹ thuật tại Việt Nam

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong thế kỷ XX đã tạo bước nhảy vọt trong việc cung cấp các vật liệu mới phục vụ cho xã hội loài người. Một trong các thành tựu đó là việc phát kiến ra các loại chất dẻo. Nó được nhanh chóng đưa vào ứng dụng nhằm thay thế dần các vật liệu truyền thống như kim loại, thủy tinh, gỗ, giấy, vải, da ... nhờ có các đặc tính ưu việt về độ bền, nhẹ, giá thành hạ... các sản phẩm nhựa đã từng bước thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực cuộc sống.

Các sản phẩm nhựa không chỉ trực tiếp phục vụ đời sống của con người, mà còn được sử dụng rất đa dạng trong nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Ngành gia công chất dẻo có ưu thế là công nghệ sản xuất ngắn, vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh, nên việc đầu tư sản xuất của mọi thành phần kinh tế đối với ngành rất phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20 - 25 %. Ngành gia công chất dẻo của Việt Nam tuy phát triển nhanh thời gian qua, nhưng cũng bộc lộ một số mặt yếu kém:

- Các thành phần kinh tế đều đầu tư vào ngành gia công chất dẻo, nhưng còn mang tính tự phát, nên dẫn đến sự hợp tác, hiệu quả kinh tế chưa cao, nhiều khi mất cân đối giữa cung và cầu.

- Chưa chủ động được về nguyên liệu đầu vào. Hiện nay, nguyên liệu sản xuất trong nước mới đáp ứng được khoảng 10 % nhu cầu, chủ yếu là nhựa PVC.

- Chưa có một cơ sở nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của ngành hoặc chuyên ngành.

- Sử dụng các loại chất dẻo có nhiều để sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao cấp, thay thế các vật liệu truyền thống còn thấp.

ứng dụng chất dẻo kỹ thuật tại Việt Nam

Từ những năm đầu của thập kỷ 90, chất dẻo kỹ thuật đã được chính thức sử dụng tại Việt Nam để chế tạo các bánh răng gối đỡ của đồng hồ đo nước và đồng hồ đo điện, lẫy của bút bi ( POM), các chi tiết phụ tùnh máy dệt (PA) vỏ quạt, đồ điện (ABS), ống và phụ tùng cấp thoát nước uPVC...

Trong những năm qua, việc sử dụng nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật để gia công chế tạo chi tiết phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh, xe hơi, xe máy, bưu chính viễn thông... còn quá nhỏ bé. Chỉ đến năm 2000, do việc đẩy mạnh tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm kỹ thuật, đặc biệt là nội đại hóa xe máy, nên tỷ trọng nhựa kỹ thuật đã được đẩy lên đến 25%. (Sản phẩm nhựa kỹ thuật cao, năm 1992 đạt 500 tấn, bằng 5%; năm 2000 đạt 30.000 tấn, bằng 25%).

Một trong những chiến lược phát triển công nghiệp Nhựa Việt Nam là tăng dần tỷ trọng sản phẩm nhựa kỹ thuật phục vụ công nghiệp, trước hết là công nghiệp ôtô, xe máy, điện tử, điện lạnh, phụ tùng chi tiết thiết bị máy móc... Hiện nay, đã có hàng chục hãng sản xuất xe hơi danh tiếng trên thế giới đầu tư lắp ráp xe với mục đích đến năm 2005, nâng tỷ trọng nội địa hoá 25%. Ngành công nghiệp lắp ráp xe máy cũng phát triển rất mạnh với tỷ lệ nội địa hoá đạt 40 - 50 %. Bên cạnh đó, cần thoả mãn các chi tiết nhựa của 2 triệu TV, 1 triệu máy vi tính và khoảng 5 triệu điện thoại hàng năm.

Tại thời điểm này, vật liệu Composite tiêu thụ tại Việt Nam khoảng 5.000 tấn/năm. Composite được dùng phổ biến để sản xuất các mặt hàng gia dụng như bàn, ghế, bồn tắm, đồ chơi... và các sản phẩm công nghiệp như thuyền bè, canô, bồn chứa hoá chất... Một trong những cơ sở sản xuất lớn sản phẩm Composite là Công ty TNHH Kiên Giang... chuyên sản xuất cano, vỏ tắc ráng, xuồng, ghe, bồn chứa nước, bồn thực phẩm, cống thủy lợi và sản phẩm của công nghiệp ô tô...

Chất lượng sản phẩm nhựa nói chung và sản phẩm nhựa kỹ thuật nói riêng phụ thuộc vào 4 yếu tố: Nguyên liệu nhựa; Máy móc thiết bị; Khuôn đúc; Công nghệ. Do đó, để có thể có một ngành công nghiệp nhựa tiên tiến, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế, ngành Nhựa cần phải có những điều kiện tối thiểu để chủ động sản xuất chế tạo, chí ít là một trong 4 yếu tố này, đặc biệt là về nguyên liệu và khuôn đúc. Chắc chắn khi và chỉ khi làm được như vậy, ngành nhựa kỹ thuật cao nước ta mới phát triển đúng với tiềm năng vốn có của mình về thị trường cũng như năng lực sản xuất, nhất là khi Ngành đang có trong tay nhiều thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, cùng một thị trường rộng lớn với hơn 80 triệu dân trong nước và 600 triệu dân trong khu vực ASEAN khi AFTA chính thức có hiệu lực

Tổng quan về Sơn!


Nguồn : vatlieu.org
Đời sống ngày càng cao đòi hỏi các thứ xung quanh ta có nhiều màu sắc. Trước hết chúng ta thấy rằng sơn có tác dụng bao phủ lên bề mặt vật liệu tránh các tác dụng phá hoại của môi trường xung quanh. Nhưng bên cạnh tác dụng quan trọng đó của sơn màu không thể quên rằng sơn màu đã tăng thêm vẻ đẹp cho mọi vật xung quanh ta.
Sơn có tác dụng bao phủ kim loại để phòng rỉ và quét lên gỗ để phòng mục. Có thể nói không một ngành kinh tế quốc dân nào không dùng đến sơn. Trong công nghiệp, người ta dùng sơn màu để sơn ô tô, toa xe, dụng cụ, thiết bị. . . Trong ngành xây dựng dùng sơn màu để sơn nhà cửa, cầu cống và nhiều vật liệu khác. Sơn còn dùng để giữ vệ sinh chung trong bệnh viện, nhà trẻ, trường học và dùng để trang trí, tô điểm thêm cho các công trình mỹ thuật.
Sơn cũng có khả năng phủ lên da, vải nên được dùng trong nhiều ngành công nghiệp nhẹ, phủ lên giấy để dùng trong công nghiệp về giấy trong ngành in . . .
Nhưng quan trọng hơn nữa là vật liệu sơn màu có khả năng đáp ứng nhiều yêu cầu kỹ thuật quan trọng làm cho giá trị của sơn ngày một lớn.
Một số loại màng sơn có tính ổn định khá lớn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp hóa học như dùng để sơn lên các thùng chứa, các loại thiết bị tiếp xúc với hóa chất. Ngành công nghiệp điện dùng một số loại sơn làm vật liệu cách điện. Một vài loại sơn đặc biệt chống được tác dụng của vi khuẩn dưới biển dùng để sơn đáy ca-nô, tàu thủy. Các loại sơn chịu nhiệt độ cao dùng sơn tủ sấy và sơn các vật liệu ở môi trường chịu nhiệt độ cao. Có loại sơn rất bóng dùng để sơn cánh máy bay giảm sức ma sát của gió lên cánh máy bay để tăng tốc độ của máy bay.
Tóm lại vật liệu sơn càng ngày càng có tác dụng quan trọng không chỉ trong đời sống hàng ngày mà còn trong nhiều ngành công nghiệp, góp phần tích cực phục vụ nhu cầu ngày càng cao của kỹ thuật và đời sống.
Yêu cầu cần có đối với màng sơn :
Trước hết cần chú ý đến điều kiện của dung dịch chất tạo màng :
Điều kiện chuẩn là chất tạo màng ở dạng lỏng có khả năng tạo thành màng sơn mỏng và rắn. Tốc độ quá trình tạo thành màng phụ thuộc vào các yếu tố sau : chiều dày của màng sơn, tốc độ bay hơi của dung môi, tốc độ các quá trình hoá học xảy ra đối với chất tạo màng. Có thể dùng thêm chất làm khô để tăng nhanh quá trình khô.
Dung dịch chất tạo màng cần có độ nhớt và nồng độ nhất định. Nếu độ nhớt quá cao thì sơn bằng chổi rất khó, sơn phun phải dùng lực cao và không sơn bằng phương pháp nhúng, tẩm được. Nhưng ngược lại nếu độ nhớt quá bé thì tốn dung môi và màng sơn quá mỏng dẫn đến không có khả năng bao phủ tốt. Do đó cần có độ nhớt thích hợp.
Cần chú ý thêm đến nồng độ của bột màu trong vật liệu sơn màu vì tỷ lệ giữa chất tạo màng và bột màu có tác dụng quyết định phần lớn các tính chất cơ lý và tính chất quang học của màng sơn.
Sức căng bề mặt giữa lớp sơn và bề mặt sơn phải bé thì sơn mới chảy đều phủ kín toàn bề mặt sơn.
Bây giờ xét đến các tính chất của màng sơn :
+ Điều căn bản nhất là màng sơn phải dính chặt vào bề mặt sơn. Độ dính đó phụ thuộc chủ yếu vào sự có mặt của các phân tử có cực trong chất tạo màng và phụ thuộc vào sức căng bề mặt giữa chất lỏng với bề mặt rắn.
+ Màng sơn phải vừa bền cơ học vừa co dãn tốt. Độ bền cơ học của màng sơn ở đây bao gồm độ cứng, độ bền đứt, độ bền va chạm, độ bền mài mòn. Màng sơn nào chỉ bền cơ học mà kém co dãn thì dễ bị rạn nứt, ngược lại co dãn tốt mà kém bền thì tác dụng bao phủ giảm sút nhiều. Do đó màng sơn phải vừa bền vừa co dãn. Muốn đáp ứng được yêu cầu vừa bền mà lại co dãn đó phải dùng vài loại chất tạo màng có cấu tạo khác nhau ví dụ như dùng dầu thảo mộc để bảo đảm tính co dãn và nhựa thiên nhiên, nhựa tổng hợp để bảo đảm độ bền của màng sơn. Cũng có thể dùng chất tạo màng có cấu tạo thích hợp là trung gian giữa cấu trúc không gian 3 chiều và cấu tạo mạch thẳng, nếu cấu tạo quá chặt cho màng sơn sẽ dòn , kém co dãn và ngược lại nếu cấu tạo kém chặt chẽ thì màng sơn tương đối co dãn nhưng kém bền. Đó là chất tạo màng loại polymer tổng hợp biến tính bằng dầu thảo mộc hay chất khác, vì thế quá trình biến tính polymer để chế tạo sơn cần được nghiên cứu kỹ.
+ Màng sơn phải có một số tính chất kỹ thuật quan trọng như phòng rỉ và chống thấm, ổn định hóa học, cách điện , chịu được nhiệt độ cao . . .
Muốn phòng rỉ và chống thấm tốt màng sơn phải phủ kín và bám dính chắc vào bề mặt sơn, đồng thời phải ổn định đối với môi trường xung quanh.
Tính chất ổn định hóa học phụ thuộc vào cấu tạo mạch phân tử polymer .Mạch càng lớn , phân tử càng kém hoạt động hóa học làm cho tính ổn định hóa học càng tăng lên. Ngược lại các nhóm hoạt động trong phân tử như nhóm hydroxyl, các nối đôi còn lại làm giảm tính ổn định hóa học.
Tính chất cách điện phụ thuộc vào cấu tạo và độ tinh khiết. Muốn cách điện tốt phải dùng hợp chất cao phân tử và không lẫn tạp chất.
Tính chất chịu nhiệt cũng phụ thuộc vào cấu tạo. Các polymer vô cơ chịu nhiệt tốt hơn các polymer hữu cơ. Các polymer có liên kết phức chất với kim loại, có cấu tạo hình càng cua chịu nhiệt cũng khá tốt.
- Màng sơn còn phải chậm lão hóa nghĩa là ít bị tác dụng phá hoại của môi trường xung quanh như ánh sáng, độ ẩm, oxy của không khí. Ơ vùng nhiệt đới tác dụng của môi trường xung quanh tương đối mạnh nên cần có nhiều loại sơn tốt.
- Màng sơn còn phải chóng khô và tất nhiên cũng cần phải bóng , đẹp.
Thành phần của sơn và phân loại sơn
Thành phần của sơn gồm có :
- Chất tạo màng :là thành phần chủ yếu quan trọng nhất quyết định các tính chất của màng sơn. Chất tạo màng bao gồm dầu thảo mộc loại khô và nhựa thiên nhiên, nhựa tổng hợp.
Dầu thảo mộc loại khô như dầu trẩu, dầu “ lim” , dầu lai … có tính năng tạo thành màng và trong phân tử các loại dầu đó có nhiều nối đôi có khả năng kết hợp các phân tử vào nhau thành phân tử lớn hơn. Còn dầu loại bán khô và không khô chỉ có thể dùng để biến tính nhựa tổng hợp hay dùng thêm vào một ít xem như chất hoá dẻo.
Nhựa thiên nhiên và nhựa tổng hợp thì có rất nhiều loại có thể dùng để chế tạo sơn. Thông thường cần phải biến tính các loại nhựa đó để thay đổi cấu tạo làm cho chúng co dãn hơn.
Công nghiệp sơn ngày một phát triển nên lượng dầu thảo mộc sử dụng để chế tạo sơn cũng ngày một nhiều. Do đó cần phải nghiên cứu tận dụng các loại dầu thảo mộc có sẵn trong thiên nhiên và hạn chế việc sử dụng các loại dầu có thể ăn được. Đồng thời cần nghiên cứu chế tạo các loại nhựa tốt và mới có khả năng tạo thành màng để chế tạo các loại sơn có tính chất đặc biệt.
- Chất làm khô : dùng với một lượng rất ít để tăng nhanh quá trình khô. Đó là các xà phòng kim loại : muối của acid đơn chức ( acid nhựa hay acid béo ) với kim loại có hóa trị II trở lên. Đó là các chất có khả năng hút oxy của không khí rồi nhả khí oxy đó cho các phân tử chất tạo màng dùng làm cầu nối kết hợp vào nhau.
- Dung môi : là những chất lỏng dễ bay hơi dùng để hòa tan các chất tạo màng và sẽ bay dần hết trong quá trình tạo thành màng sơn. Dung môi thường dùng là các loại hydro carbon thơm(như benzene, toluene, xylene) ; các loại rượu như rượu etylic, butylic… các loại ester phần lớn từ acid acetic; các loại cetone mà chủ yếu là acetone và loại terpene như dầu thông.
Thường dùng hỗn hợp dung môi để dễ dàng điều chỉnh quá trình khô. Gần đây đã chế tạo được một số loại sơn không cần dùng đến dung môi.
- Bột màu : là những oxyt hay muối kim loại ở dạng bột mịn không tan trong nước. Bột màu không chỉ làm cho bề mặt sơn được nhẵn và có màu sắc đẹp mà còn có ảnh hưởng nhiều đến tính chất lý hóa của màng sơn. Trong nhiều trường hợp bột màu làm tăng sức bền cơ học, tăng tính chống ăn mòn, tăng sức chịu đựng với tác dụng của khí quyển. . .
Căn cứ vào chất tạo màng người ta phân loại sơn như sau:
- Sơn dầu thuần túy : là trong thành phần chất tạo màng chỉ có dầu thảo mộc. Loại này rất ít dùng.
- Sơn dầu : là loại sơn mà trong thành phần chất tạo màng có cả dầu thảo mộc và nhựa thiên nhiên, nhựa nhân tạo. Có thể gọi chính xác hơn là sơn dầu nhựa. Loại sơn này được dùng phổ biến trong đời sống hàng ngày nhưng chỉ có khả năng dùng rất ít trong các ngành kỹ thuật.
- Sơn tổng hợp : là loại sơn mà chất tạo màng là nhựa tổng hợp hay ester cellulose. Thông thường căn cứ vào loại nhựa tổng hợp hay ester cellullose mà gọi luôn tên của sơn, ví dụ như sơn epoxy, sơn nitro cellullose.
Còn có thêm loại sơn tăng cường từ nhựa đường phối hợp với dầu thảo mộc và có khi thêm cả nhựa thiên nhiên nữa và sơn thiên nhiên (sơn ta) thường dùng để làm hàng sơn mài và sơn quang dẫn
Sơn màu (Kpacka) là các loại sơn đã kể trên pha trộn thêm với bột màu. Tiếng Nga có nhiều tên gọi khác nhau. Chúng ta có thể gọi sơn màu đi từ sơn tổng hợp là sơn non để phân biệt với sơn màu từ sơn dầu.

Polymer phân hủy sinh học





Ngày nay, người ta đã đề ra khá nhiều biện pháp để khắc phục và hạn chế tình trạng ô nhiễm . Một biện pháp đó chính là việc sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường . Trong số những vật liệu thân thiện ấy , không thể không kể đến vật liệu polymer phân hủy sinh học .
1.Polyhydroxyalkanoat (PHA)
PHA là một trong những loại polymer phân hủy sinh học được tổng hợp từ bùn bằng quá trình sinh học, bao gồm hai giai đoạn: phân hủy kỵ khí bùn nhờ vi khuẩn thermophilic ở giai đoạn 1 và điều chế PHA từ các hợp chất hữu cơ hòa tan có trong lớp bề mặt của bùn đã phân hủy nhờ Alcaligens Eutrophus ở giai đoạn 2.
Đây là loại polymer phân hủy sinh học hứa hẹn nhất vì chúng là loại nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic), có độ bền và độ dai tương tự như polystyren và có thể thay đổi tính chất bằng cách thay đổi thành phần nguyên liệu chế tạo. Thêm vào đó, loại polymer này hoàn toàn bền trong môi trường ẩm và có độ thẩm thấu oxy rất thấp. Công thức hóa học tổng quát của PHA có thể biễu diễn như Hình 1.

2.Polylactic axit
Polylactic axit (PLA) không phải là một polymer mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khả năng điều chế monomer từ nguyên liệu có thể phục hồi (renewable) để thay thế những nguyên liệu truyền thống đang là vấn đề quan tâm trong công nghiệp sản xuất polymer phân hủy sinh học. Lactic axit có dạng phân tử đối xứng đơn giản nhất và tồn tại dưới hai dạng đồng phân lập thể: L- và D-lactic axit (Hình 1.2). Quy trình điều chế lactic axit từ các sản phẩm hóa dầu và từ quá trình lên men tinh bột bắp được biểu diễn trên Hình 3.

D-lactic axit L-lactic axit
Hình 2. Lactic axit

Điều chế lactic axit từ các sản phẩm hóa dầu
Điều chế lactic axit quá trình lên men tinh bột
Hình 3. Quy trình điều chế lactic axit

Quá trình chuyển hóa lactic axit thành hợp chất cao phân tử PLA được thực hiện bằng hai phương pháp:
Phương pháp 1: sử dụng quy trình không dung môi và áp dụng phương pháp chưng cất đặc biệt để chuyển lactic axit thành polylactic axit phân tử lượng thấp. Sau đó khử trùng hợp để tạo thành vòng, thường gọi là lactide. Lactide được duy trì ở dạng lỏng và được làm tinh khiết bằng quá trình trưng cất. Quá trình mở vòng lactide trong điều kiện có xúc tác sẽ tạo thành PLA có khối lượng xác định.
Phương pháp 2: sử dụng quy trình có dung môi, trong đó polymer có phân tử lượng lớn được tạo thành nhờ quá trình trùng ngưng trực tiếp sử dụng trong quá trình chưng cất đẳng phí (đồng sôi) để tách nước liên tục.

Hình 4. Quy trình điều chế PLA
3.Polyvinyl alcolhol (PVA)
Polyvinyl alcolhol là một loại polymer tổng hợp có thể hòa tan trong nước, thu được bằng cách xà phòng hóa polyvinyl axetat với NaOH. Tính chất của PVA biến đổi theo trọng lượng phân tử và mức độ thủy phân. PVA được sử dụng làm vật liệu bao bì cho các hóa chất nông nghiệp, màng phủ nông nghiệp, có thể dùng làm túi đựng quần áo chưa giặt trong bệnh viện.
Các chủng vi sinh vật phân hủy PVA không chỉ vi khuẩn mà còn mốc meo, men, men rượu, men bia và nấm. Các vi sinh vật thường có trong đất trồng, phân hữu cơ hoặc bùn hoạt hóa. Môi trường mà PVA phân hủy là phân hữu cơ, đất trồng, biển, môi trường kỵ khí…
Hy vọng qua bài viết này , các bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về vật liệu polymer phân hủy sinh học – câu trả lời tốt nhất cho bài toán quản lý chất thải nhựa tổng hợp hiện nay.
Nguồn : vatlieu.org






Handbook of Chemical Engineering Calculations


andyngo xu tầm

DOWNLOAD

Sổ tay về dữ liệu Polymer (english)


Andyngo xu tầm


Download

Sơ đồ qui trình kéo sợi (các loại)

Xu tầm bởi andyngo


Xu tầm bởi andyngo

Tìm hiểu về xơ Polyurethane

Thực hiện bởi andyngo

Kĩ thuật gia công enamel truyền thống

Do andy ngo dịch :
Việc sơn men(enamel) về mặt kĩ thuật gần với việc sơn gốm sứ.Về cơ bản, đó là việc bọc 2 mặt một miếng đồng với một lớp enamel.Suốt trong quá trình sơn thì việc thỉnh thoảng nung trong thiết bị sơn gia nhiệt sẽ làm cho màu sắc của sơn thêm phong phú,nó tương tự như việc nung gốm sứ.

Kĩ thuật truyền thống của việc trang trí với men rất đặc trưng.Từ một mảng đồng(đồng và vàng là cách tốt nhất để sơn enamel) mỏng đến 1,5mm , được tán nhẹ để thành một mảnh với nhiều hình dạng và kích thước.Sau đó làm sạch bề mặt thật kĩ rồi bọc với lượng enamel đơn màu.

Lớp enamel lót là lớp sơn cơ bản,nó hòa trộn giữa một lượng đủ enamel trắng với nước rồi quét 3 lớp lên bề mặt kim loại.Sau khi sơn lên mỗi lớp,tấm kim loại được làm khô trong lò sấy và được nung trong lò nung ở 700-800 độ C đến khi enamel chảy ra và bề mặt trở nên trơn láng.

Để bảo vệ miếng kim loại khỏi khả năng biến dạng trong quá trình nung, phía sau của nó được phủ một lớp enamel gọi là “counter-enamel”

Việc sơn tấm kl được làm theo một bức vẽ đã được phác ra giấy trước .Sau đó , đặt phía dưới một bản giấy sạch ,và những đường nét của bứ vẽ sẽ được in qua một cây kim.Và ở bản giấy phía dưới,những điểm in của bản vẽ được lấy ra.Và bản giấy này được in khuôn lên bề mặt tấm kim loại và nó đc chà xát bởi một hỗn hợp (như bồ hóng,nhọ nồi) của nhựa ,bởi thế mà hình vẽ được in sang lớp enamel nền.

Nó đặt trong thiết bị sơn gia nhiệt sử dụng cho việc sơn đc nung nóng chảy từ 700-8000 độ.Một hỗn hợp gồm nhựa thông và màu (oải hương) hay dầu thông được chuẩn bị kĩ từ xưởng nhuộm.

Mỗi màu sơn có một nhiệt độ nóng chảy xác định và trong suốt quá trình nung thì màu sẽ thay đổi so với ban đầu.Thế nên trong khi làm việc,các họa sĩ sử dụng một bản màu “kinh nghiệm”-một lớp enamel trắng với lớp sơn thử.Bằng cách đó thì họ đã xác định được nhiệt độ nóng chảy của mỗi màu sơn và màu sắc của nó(sau khi nung).

Ở công đoạn đầu tiên của quá trình sơn.Dùng một cọ mỏng để tạo "underpainting"-sử dụng màu cơ bản-lên bản kim loại gia công.Sau đó làm khô trong lò sấy để bay hơi dung môi(nhựa) từ màu sơn rồi đem nung trong lò kín đến khi màu sơn chảy dẻo và có độ sáng và bóng.

Sau đó thì đem ra khỏi lò,làm lạnh và sơn vẽ những chi tiết đầu tiên.Rồi lại được làm khô,nung rồi làm lạnh.

Trong công đoạn thứ hai,những chi tiết nhỏ trở nên bóng được làm semitone và những màu sắc liên quan hiện rõ..Thực hiện nung lần thứ 3.

Việc tạo thành những thành phần màu sắc đơn giản mà sử dụng những bản màu giới hạn thì được hoàn tất ở công đoạn thứ 2 hay 3.Để tạo ra những màu sắc phong phú,những đường nét phức tạp,nó đòi hỏi phải phải sơn 4 đến 7 lần và nhiều lần nung.

Sơn lớp enamel nền bằng thiết bị fire-resistant paint về thực tế sẽ giữ cho vật bóng,sáng ,màu sắc rõ ràng .Nó không biến sang các loại màu khác dưới ảnh hưởng của các yếu tố gây hại như ánh sáng,nhiệt độ ,ẩm,chất ô nhiễm.

Tìm hiểu về enamel

andy ngo xu tầm.Tài liệu liên quan về ngành nữ trang.

Giá nguyên liệu nhựa

Nhựa công nghiệp (tài liệu tiếng Anh)

Andyngo xu tầm :

Tổng quan về nhựa nhân tạo.

Xu tầm bởi : vntannhatjpa

QUY TRÌNH SẢN XUẤT STYREN CỦA CÔNG TY LUMUS UOP

Người xu tầm : vntannhatjpa

Keo đóng rắn nhanh!

Keo đóng rắn nhanh gây cho người ta ấn tượng mạnh do tính năng kết dính của nó đặc biệt lớn và tốc độ đóng rắn cực nhanh.
CÓ một câu truyện đặc biệt sau về loại keo này . Có người chưa hiểu tính năng của loại keo này , khi dùng keo đã để keo dính vào ngón tay giữa và ngón áp áp út . Trong ít phút hai ngón tay đã dính chặt với nhau .!!!!
Thành phần chủ yếu của loại keo đóng rắn nhanh là alpha- nitrylpropenat etyl là một chất đóng rắn nhanh và khô nhanh.

Nhưng tại sao khi ta mua keo , keo vẫn ở dạng lỏng mà không bị khô . Nguyên nhân là khi chế tạo keo , người ta cho thêm vào keo một chất chống trùng hợp , đó là SO2 . Vì vậy loại keo này , người ta phải đựng chúng trong bình bằng chất dẻo hoặc bình thuỷ tinh nút thật kín. Alpha- nitrylpropenat etyl phải qua quá trình trùng hợp mới có tác dụng kết dính , mà SO2 lại ngăn trở quá trình trùng hợp này của keo. Khi ở trong bình kín vì có SO2 nên alpha - nitrylpropenat etyl không thể trùng hợp và đóng rắn được. KHi sử dụng lúc bôi keo lên các bề mặt cần gắn , keo tiếp xúc với không khí , SO2 nhanh chóng bị bay hơi và alpha- nitrylpropenat etyl sẽ xảy ra phản ứng trùng hợp và đóng rắn ngay. Loại keo 502 của TQ chính là loại có thành phần như trên.
VÌ keo có đặc tính như trên nên khi sử dụng đặc biệt chú ý thực hiện càng nhanh càng tốt . Khi dùng xong phải đóng kín nắp bình . Không nên cho keo tiếp xúc với kiềm vì kiềm có thể phản ứng với chất chống trùng hợp là SO2 có trong keo và làm keo đóng rắn nhanh chóng ngay chưa sử dụng.
KHi xử dụng cần hết sức cẩn thận , keo có thể làm dính các ngón tay với nhau. Khi đó không nên vội vã tách các ngón tay khỏi nhau , vì vậy có thể gây tổn hại các ngón tay . TỐt nhất là dùng rượu tinh khiết hoặc axêton dội vào chỗ dính sau đó từ từ gỡ các ngón tay ra.
Tác giả : vntannhatjpa (yahoo ID)

Qui trình sản xuất polyester no


Dịch bởi andyngo

Qui trình một giai đoạn của poly ester không no( UPE)

Hướng dẫn lấy film của you tube

Vào đây xem hướng dẫn nè
Vào đây download flashget