NGHIÊN CỨU CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
VẤN ĐỀ CAO SU PHẾ LIỆU
1. Tình hình vỏ xe phế liệu
Mỗi năm trung bình mỗi quốc gia thải ra hàng triệu vỏ xe các loại, như vậy trên toàn thế giới mỗi năm nhận khoảng 1 tỷ vỏ xe các loại. Đây thực sự là thách thức lớn cho môi trường sống của con người. Hầu hết chất thải từ cao su rất khó phân hủy, phải mất khoảng vài chục năm nó mới có khả năng phân hủy vào trong đất. Có thực tế rằng đi đâu ta cũng thấy những núi rác cao su.
Rác thải từ mọi thành phần, chất thải từ công nghiệp, nông nghiệp, sinh họat… dù có bao nhiêu bãi rác đi nữa thì đến lúc nào đó không thể chứa nổi. Song song đó là sự ô nhiễm môi trường sống, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người. Với sự quá tải về lượng rác như hiện nay, thì các loại rác khó phân hủy cần phải tìm một hướng giải quyết mới để hạn chế mức thấp nhất thải ra môi trường.
Hằng năm, lượng vỏ xe phế thải tăng lên đáng kể vì tiêu chuẩn cho sự đi lại của con người vẫn là các loại xe. Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu cho sự di chuyển ngày càng tăng thì vỏ xe bị vứt đi ngày càng nhiều.
Dẫn đầu về số lượng vỏ xe phế thải là :
Bắc Mĩ
Các nước Tây âu
Viễn đông
2. Lý do phải tái sinh vỏ xe
Với tình hình vỏ xe phế thải như hiện nay không cho phép chúng ta cứ mặc sức thải ra môi trường và chờ đợi vài chục năm mới phân hủy. Ngành công nghệ tái sử dụng ra đời từ rất sớm.
Vỏ xe phế liệu được tái sử dụng trước những năm 1960, khi giá dầu mỏ còn rẻ và sự nghiền tách thép còn gặp nhiều khó khăn, những lợi nhuận kinh tế ngắn hạn được tập trung vào sự tận dụng những vỏ xe phế liệu. Người ta sử dụng những vỏ xe làm nhiên liệu đốt.
Nhưng thực tiễn đã có những hậu quả trái ngược đối với sức khỏe của con người và môi trường, gia tăng sự ô nhiễm và cạn kiệt nguồn năng lượng, giống như dầu mỏ và thép. Tái sử dụng lại vỏ xe chỉ là một phần của những cố gắng của chính phủ, nền công nghiệp và những cá nhân để làm giảm bớt những vấn đề về cao su phế thải.
Những hậu quả này đã được dự báo trước bởi các nhà môi trường học, nhưng những nhà kinh tế cũng cố gắng để tái sử dụng lại và phục hồi nguồn năng lượng – bằng cách sử dụng vỏ xe như là nguồn nhiên liệu – như những thành phần có lợi của chương trình quản lý vỏ xe phế liệu.
Việc sử dụng cao su vỏ xe phế liệu để làm một số sản phẩm sẽ có giá thành rẻ hơn cao su mới. Ví dụ như dùng vỏ xe phế liệu làm những sản phẩm như nhựa rải đường và lớp lót cho những bề mặt sân vườn có thể tăng tính an toàn trong khi sử dụng và giá thành rẻ hơn so với vật liệu truyền thống.
Tái sử dụng vỏ xe phế liệu và những phương pháp khác nhằm tận dụng các nguồn cao su cũng gia tăng đáng kể trong quá khứ.
Có nhiều cách khác nhau để tái sử dụng lại phế liệu nhưng những cách này đều nhằm mang lại lợi ích về kinh tế và môi trường sống cho con người để ngăn ngừa sự vứt bỏ những vỏ xe phế liệu.
3. Lịch sử ngành công nghiệp tái chế
Ngành công nghiệp tái sử dụng cao su phế liệu ra đời hầu như cùng lúc với ngành sản xuất cao su. Năm 1820, chỉ một năm sau khi bắt đầu làm chiếc áo mưa đầu tiên bằng vải tráng cao su, Charles Macintosh đã phải cần nhiều cao su hơn lượng cao su mà ông ta có thể nhập. Nghiên cứu của người cộng sự Thomas Hancock, đã đem đến hướng giải quyết cho vấn đề.
Hancock đã tạo ra một chiếc máy để nghiền những miếng cao su bỏ ra trong quá trình tạo áo mưa. Những miếng nhỏ cao su này sau đó sẽ được trộn với nhau và tạo thành những khối để đưa ngược trở lại với quá trình sản xuất áo mưa.
Handcock đã gọi chiếc máy này là một cái hàm nhai bởi vì bản chất của nó là nhai những miếng cao su bỏ đi thành những phần nhỏ hơn nhưng nó được sử dụng rộng rãi với cái tên "pickle"
Tuy nghiên, những ngày tái sử dụng cao su đơn giản đã rất ngắn. Quá trình lưu hóa để tạo ra những sản phẩm cao su chịu được thời tiết, được áp dụng nhiều hiện nay, cũng làm khó khăn trong việc tái sử dụng lại cao su. Vì sự lưu hóa nên cao su không thể nóng chảy được và rất khó trong việc tạo ra những sản phẩm khá, bởi bản chất của sự lưu hóa chính là sự tạo mạng liên kết ngang trong các phân tử của cao su, tạo thành một khối vững chắc.
Tái sử dụng lại cao su cũng được tiến hành hết sức mạnh mẽ vào thế kỷ 20 bởi giá cả của cao su nguyên liệu – thiên nhiên và tổng hợp – trở nên đắt đỏ. Năm 1910 giá của 28.35g (1 ounce) cao su tương đương với giá của 28.35 gam bạc. Đó là một lý do cho dự án phát triển tới 50% sự tái sử dụng lại cao su phế liệu thế kỷ 20.
Nhưng vào năm 1960 thì tốc độ tái sử dụng giảm xuống còn 20%, lý do là giá dầu mỏ rẻ và ngành công nghiệp sản xuất cao su tổng hợp phát triển mạnh mẻ làm giá thành của cao su giảm xuống. Vào cuối những năm 1960, sự phát triển của những vỏ xe radial đã làm cho ngành công nghiệp tái sử dụng gặp nhiều khó khăn, Năm 1995 chỉ có 2% cao su tái sinh được sử dụng cho toàn ngành công nghiệp cao su. Những lợi nhuận mang lại cho nền kinh tế trong thời gian ngắn nhưng đồng thời nó mang lại những rủi ro về lâu dài đối với cuộc sống của con người. Một bằng chứng là ngày qua ngày có càng nhiều những vỏ xe phế thải bị vứt đầy trên mặt đất và những đống rác vỏ xe bất hợp pháp mọc lên nhiều nơi.
Những cuộn khói màu đen mang đầy chất độc hại bốc lên bầu trời khi đốt những vỏ xe phế liệu hay đầy rẩy những mầm bệnh quanh những đống rác này. Như vậy tình trạng ô nhiễm sống và nguy cơ bệnh tật cho con người là không thể tránh khỏi.
Tháng 8 năm 1999 những nhà chức trách OHIO đã nhận thấy được rằng đã đến lúc họ phải hành động, từ thủ đô Columbia người ta có thể nhìn thấy những cột khí đen cao ngút trời bốc ra từ những vỏ xe đang bị đốt.
Ngày nay, nhiều quốc gia đã ý thức được những tác hại có thể gây ra từ những vỏ xe bị vứt một cách bừa bãi. Họ đã bắt đầu quan tâm đến việc tái sử dụng lại những vỏ xe một phần để giải quyết tình trạng quá tải như hiện nay và một phần cũng do những lợi nhuận mà nó có thể mang lại cho nhiều nhà đầu tư. Và ngày càng nhiều sản phẩm đã được làm ra từ nguồn nguyên liệu là nguồn cao su tái sử dung. Ngành công nghiệp này đang từng bước thu hút sự đầu tư .
4. Những vấn đề phát sinh đối với vỏ xe phế liệu.
Bảng 1.1: Sự phân bố của các vỏ xe hiện nay.
50% : Vứt bỏ trên mặt đất |
40% : Đốt |
10% : Tái sử dụng |
Ta thấy rằng với lượng vỏ xe phế thải như hiện nay nhưng tỷ lệ tái sử dụng lại chỉ chiếm 10%, con số này thực sự rất nhỏ so với lượng vỏ xe phải đem đi đốt hoặc vứt bỏ trên những bãi rác.
Vì vậy việc tái sử dụng là vấn đề hiển nhiên và thực sự cần thiết đối với mỗi quốc gia, chỉ có tái sử dụng lại mới có thể giải quyết được vấn đề vỏ xe phế thải như hiện nay.
a. Vấn đề bệnh tật:
Những bệnh truyền nhiễm gây ra từ loài muỗi có thể gây chết người không còn là mới đối với những dân ở ban Ohio trong năm 2002. Cũng như hầu hết với những người liên quan từ những tài liệu ghi lại.
Bây giờ nó chỉ giới hạn chỉ ở những vùng nhiệt đới và những vùng phụ cận nhiệt đới của thế giới, những bệnh truyền nhiễm từ loài muỗi có thể kể đến là bệnh sốt vàng hay bệnh sốt rét, Những căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của nhiều người dân ở các nước thuộc địa trước đây khi những vỏ xe phế thải đã bị vứt bỏ ở các vùng đất trống trên các nước này.
Ta biết rằng loài muỗi đẻ trứng trong nước đong, cũng như nó có thể sinh sôi từ trong những đống vỏ xe bị vứt bỏ và cả những vũng nước đong lại bên trong vỏ xe sau mỗi đợt trời mưa. Mỗi vỏ xe có thể là nguồn tuyệt vời để sinh ra hàng nghìn con muổi mang mầm bệnh trong mùa hè.
Virut West Nile là loại nguy hiểm có thể gây ra chết người được truyền từ các loài muỗi mang mầm bệnh này. Người ta đã thống kê năm 1999 lần đầu tiên phát hiện loại virut này thì đến năm 2002 nó đã lang rộng ra 44 bang của Mỹ và đã có hơn 4000 trường hợp nhiễm bệnh, trong đó có 263 người đã chết.
Vấn đề ở đây là chúng ta không thể để tồn tại những đống vỏ xe như vậy vì nó là nguồn lây lan bệnh tật có thể cướp đi mạng sống của nhiều người.
b. Vấn đề ô nhiễm môi trường:
Một vấn đề không kém bệnh tật là trình trạng ô nhiễm môi trường do những vỏ xe này mang lại. Thậm chí trước khi nền công nghiệp tái sử dụng vỏ xe được định hình vào những năm 1960 và đầu những năm 1970 thì những vỏ xe phế thải được tập trung thành đóng lớn trên những bãi đất trống, quanh các công trình, quanh các đường lộ… để đốt. Lửa cháy rất dữ dội khi đốt những đóng vỏ xe lớn, thật khó nếu muốn dập tắt nó. Có những đóng vỏ xe đến hàng tháng mới cháy hết, khi cháy chúng bốc lên những cột khói đen mang đầy khí độc tỏa lên bầu trời và những dòng chất lỏng làm ô nhiểm nghiêm trọng nguồn nước.
Việc đốt vỏ xe không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất mà nó còn làm cho trái đất ngày càng nóng lên.
Nhận thấy những điều này, ở nhiều nước đã ngăn cấm việc đốt và vứt vỏ xe bừa bãi.
Ngoài ra, người ta còn nghiền những vỏ xe ra và chôn chúng vào trong lòng đất. Tuy nhiên điều này nhanh chóng bị nhiều nước lên tiếng phản đối khi họ nhận ra những vỏ xe bị chôn dưới lòng đất sẽ tác động đến nguồn nước ngầm và làm nhiễm bẩn nguồn nước.
Cuối cùng người ta còn mang những vỏ xe đến vứt ở các nước thuộc địa. Chính điều này đã gây nên những căn bệnh cướp đi những mạng sống của các nước thuộc đia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét