29 tháng 8, 2007

Máy bơm

Thân trên

Chân đế

Cánh bơm

Đây là tài liệu học Pro/E.

vui lòng tìm ở tư mục : http://nhuatonghop.4shared.com

Chúc mọi người thành công.


25 tháng 8, 2007

Đề tài ngành nhựa - Composite 2007

Gấp gấp :
Mail cho Minh : ngoducminh84@ygmail.com
Bạn nào có nguyện vọng thì liên hệ Minh gấp .
 

DANH SÁCH ĐỀ TÀI LUẬN VĂN



TÊN ĐỀ TÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Nghiên cứu tổng hợp hệ keo phân tán trong nước từ nhựa thông dùng làm chất chống thấm nước cho giấy cactông

Nguyễn Quốc Việt

Nghiên cứu cải thiên độ co ngót của composite sợi thuỷ tinh nền nhựa polyester

Nguyễn Quốc Việt

Nghiên cứu chế tạo tổ hợp composite SMC dùng làm vỏ của tủ, hộp điện.

Nguyễn Hoàng Dương

Nghiên cứu chế tạo hệ mattit dùng trong ngành gỗ

Nguyễn Hoàng Dương

??????????????????????????????????????????



17 tháng 8, 2007

Bài tập Pro/E cơ bản p 2











Vấn đề nước

Việt Nam Thư Quán - Thư Viện Online

Chủ đề ngoài lề,do máy trục trặc về phần mềm nên tạm lưu lên đây


Nước


Nước là nhu cầu số một và cũng là chìa khoá của sự sống và sự mưu sinh ở nơi hoang dã. Cơ thể của chúng ta chứa 75% nước, nhưng cũng rất dễ mất nước qua hệ bài tiết, cho nên chúng ta phải kịp thời bổ sung số lượng nước đã mất, nếu không cơ thể sẽ suy kiệt nước, và nguy đến tính mạng. Người ta có thể nhịn đói hàng tuần nhưng không thể nhịn khát vài ngày…
Khi cần di chuyển để tìm đường thoát thân, chúng ta càng phải biết dè sẻn nước uống, dù khát đến đâu thì cũng chỉ nên nhấp từng ngụm nhỏ cho đỡ khát mà không nên tu ừng ực, vì trước mắt, chưa chắc chúng ta đã tìm thấy nước. Hơn nữa, khi đang mệt, uống nước nhiều sẽ lả người, có thể dẫn đến ngất xỉu.
Trong cuộc sống nơi hoang dã, việc tìm ra nước là một vấn đề cấp bách, khẩn thiết và sinh tử, cho nên các bạn bằng mọi cách, phải kiếm cho ra nguồn nước.
 
TÌM NGUỒN NƯỚC & MẠCH NƯỚC
 
Ngoài những nơi mà chúng ta có thể tìm thấy nước dễ dàng như : Sông, suối, ao, hồ, mương, lạch, giếng, mạch nước… Chúng ta còn có thể tìm thấy nước ở những nơi như:
- Dọc theo bờ biển hoặc bờ hồ nước mặn, các bạn đào một lỗ ở nơi vùng đất trũng, cách bờ khoảng 30 mét. Hoặc sau một đụn cát đầu tiên, nếu thấy nơi đó có cỏ mọc hay đất ẩm ướt, hy vọng có nước ngọt hay nước có thể uống được.
 

Đào lỗ ở những vùng nầy, các bạn nên chú ý: Khi đến lớp cát ẩm, các bạn phải ngưng đào để cho nước rỉ ra từ từ, không nên đào sâu nữa, vì sẽ gặp nước mặn.
- Đi lần theo những con sông, suối khô cạn, tìm dưới những lớp đá chồng chất ở những khúc quanh của lòng sông hoặc bờ sông. Hay đào những hố nhỏ nơi có cát ẩm ướt. Vì ở đây có thể ẩn chứa những mạch nước.
 

- Đi ngược về nguồn sống, suối cạn, ở đó có thể còn những mạch nước rỉ hay đất ẩm chứa nước.
- Đào lỗ ở vùng trũng thấp, giữa những đồi cát, nơi có cỏ xanh hoặc đất ẩm.
 

- Các bạn cũng có thể tìm thấy những vũng nhỏ chứa nước ở các khe mương, sau các tảng đá lớn, dưới chân các vách núi… Những vũng nầy không thấm xuống đất, vì nó nằm trên một lớp đá hay đất sét nhão. Cũng ít bị bốc hơi vì được che khuất ánh nắng mặt trời.

 

- Đào một lỗ nhỏ ở khu vực sình lầy hay đá ẩm ướt, sâu khoảng từ 3 – 6cm, chỗ đất mềm. Nước sẽ từ từ rỉ ra trong hố. Nước nầy có thể lọc để dùng.
Nếu chỉ có cát ướt hay bùn nhão thì các bạn dùng một miếng vải sạch hay áo sạch, bỏ vào trong đó, túm lại rồi vặn xoắn mạnh, nước sẽ chảy ra.
 

Nước «sản xuất» theo kiểu nầy thường không được trong sạch, cần phải lọc và khử trùng trước khi sử dụng.
 
- Các bạn còn có thể tìm thấy nước mưa đọng lại từ trong các hốc cây đại thụ, hoặc trong các lóng tre bị mắt kiến (tre bị kiến đục mắt). Nếu lắc mà nghe tiếng óc ách, thì khía phía dưới từng lóng tre để hứng nước. Ta thường gặp ở những cây tre bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) cũng chứa nước.
 

NGƯNG TỤ HƠI NƯỚC :
 
Phương pháp thứ nhất :
Đào một cái hố hình phểu, đường kính khoảng một mét, sâu cũng khoảng một mét, ở những khu vực ẩm ướt. Đặt ở dưới đáy hố một vật dụng đựng nước (ton, tô, chén…) rồi phủ lên trên miệng hố một tấm nylon sạch và trong suốt, dằn đất, đá cho kín chung quanh mép, ở giữa bỏ một cục đá làm cho tấm nylon thụng xuống ngay ở miệng vật chứa nước. Sức nóng của mặt trời làm cho đất ẩm bốc hơi, đọng lại dưới tấm nylon, chảy dài xuống và nhỏ vào vật chứa nước để dưới đáy hố.
 

Các bạn có thể áp dụng phương pháp nầy ở những vùng hoang mạc khô cằn, nhưng trước đó, các bạn phải lót một số thân cây mọng nước đã được chặt nhỏ (như xương rồng, sống đời…)
 

Hoặc những cành lá còn xanh tươi xuống đáy hố để tạo ẩm. Nếu có thể thì dùng một ống nylon hay ống trúc thông mắt, để cắm một đầu vào vật đựng nước, một đầu ra khỏi miệng hố, khi cần thì có thể hút nước qua ống mà không phải mở tấm đậy lên.
Nước được «sản xuất» theo kiểu nầy rất tinh khiết.
 
Phương pháp thứ hai :
 
Các bạn tìm một bụi cây thấp, thật nhiều lá xanh. Đào một cái hố chứa nước nhỏ gần gốc cây, chỗ thấp nhất. Lót một tấm nylon xuống lỗ và chung quanh gốc cây với một độ nghiêng tập trung vào hố.
Trùm một tấm nylon khác trong suốt và sạch, lên bụi cây, dằn kín.
Dưới ánh mặt trời, lá cây sẽ bốc hơi, ngưng tụ dưới bề mặt tấm nylon, rồi chảy về phía hố tích lũy. Nước nầy cũng tinh khiết, có thể dùng ngay.

 
LẤY NƯỚC TỪ SƯƠNG MÙ
 
Đây là một phương pháp lấy nước mới nhất do các kỹ sư của Canada và Chile phối hợp nghiên cứu. Họ đặt ở sa mạc Atacama phía Bắc Chili, 75 mảnh lưới bằng Polystyrene, mỗi mảnh rộng 12m x 4m. Những mắc lưới đó đã thu những giọt nhỏ của sương mù góp lại thành những giọt nước. Nó chảy tự nhiên vào một cái máng ở dưới những mảnh lưới, rồi theo những ống dẫn, đổ vào bể chứa. Mỗi mét vuông lưới thu được trung bình từ 3 đến 4 lít nước một ngày (?), đủ để cung cấp cho một làng chài trong vùng Chungungo.
Những đề án tương tự cũng đang được thực hiện trong vùng núi khô cằn ở Pérou, Equateur, Kenya, Ấn Độ, Yémen và Philippine. (Science et Vie. 1/94)
 
QUAN SÁT & THEO DÕI CÁC ĐỘNG VẬT
 
Ở trong sa mạc hay những vùng khô cằn, quan sát và theo dõi các động vật, côn trùng là phương pháp giúp chúng ta có thể phát hiện ra những nơi có nước.
- Côn trùng rất phụ thuộc vào nước, chúng chỉ sống ở những nơi mà nước chỉ ở trong tầm bay của chúng (nhất là loài ong). Các bạn hãy theo dõi và quan sát kỹ hướng bay của chúng.
- Các động vật thường đi tìm nước uống vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối. Theo dõi tìm kiếm các lối mòn của chúng, vì có khi những con đường mòn nầy chúng đã sử dụng từ rất nhiều năm, dẫn đến những nơi có nước.
- Chim cu rừng thường hay có thói quen đậu trên các cành cây, lùm bụi, ở những nơi gần nước vào mỗi buổi chiều.
- Chim chóc thường bay đến và bay đi từ nơi có nước, ở nơi có nước, chúng bay vòng vòng hoặc tập hợp lại thành đàn lớn.
- Theo dấu chân của bầy voi rừng, chắc chắn sẽ dẫn các bạn đến khu vực có nguồn nước.
Những con chim săn mồi thường sử dụng máu của con mồi như là một loại chất lỏng, nên ít dùng đến nước.
Người Bédouins ở sa mạc Sahara cho rằng: Những con chim bay đến nơi có nước thì bay thấp và bay thẳng, còn những con chim bay từ chỗ có nước về, thì bay nặng nề, đập cánh mạnh mẽ (tiếng vỗ cánh kêu lớn) và thường xuyên đậu lại để nghỉ ngơi.
 
CHƯNG CẤT NƯỚC
 
Phương pháp nầy dành cho những người đã có chuẩn bị hay những người tìm được dụng cụ thích hợp. Ở trong những vùng nước mặn, nước bẩn, nước nhiễm phèn…
Nếu các bạn có chuẩn bị sẵn bằng những dụng cụ chưng cất có bán trên thị trường thì rất tốt. Bằng không, nếu kiếm được một số dụng cụ và vật liệu, các bạn có thể tự chế các bình chưng cất nước theo những mẫu đơn giản sau:
 

Phương pháp chưng cất nầy dựa theo nguyên lý hơi nước nóng gặp lạnh sẽ đông lại thành nước, cho nên các bạn phải giữ cho phần làm lạnh lúc nào cũng phải «lạnh».
 
LỌC VÀ KHỬ TRÙNG NƯỚC
 
Dù có khát đến đâu, các bạn cũng đừng uống nước dơ bẩn hay nước tiểu. Các chất cặn bã ngay trong nước tiểu hay vi khuẩn trong nước dơ thừa sức đốn ngã bạn bằng các bệnh tả, lỵ, thương hàn…
Nếu muốn có nước sạch để sử dụng, các bạn phải biết cách lọc và khử trùng nước đơn giản.
 
LỌC NƯỚC
 
1. Bình lọc nước:

 
Để chuẩn bị chu đáo cho một chuyến thám hiểm dài ngày, các bạn nên mua những bình lọc và bơm lọc mini dành cho các nhà thể thao, du lịch thám hiểm… rất gọn nhẹ.
Với loại bình lọc nầy, người ta có thể lọc sạch nước bằng phương pháp cơ học đơn giản. Không dùng bất cứ hoá chất nào. Bộ màng lọc nầy có thể ngăn chận tất cả chất bẩn và nấm độc từ các nguồn nước trong thiên nhiên.
Bộ lọc nầy có thể sử dụng trên 1000 lần, mỗi lần lọc một lít nước.

2. Tự chế hệ thống lọc nước:
Ở những nơi hoang dã, các bạn không có đủ vật liệu để chế những hệ thống lọc nước hoàn hảo, nhưng các ban cũng có thể lọc nước với những hệ thống đơn giản như sau:
- Dùng một ống lon đục nhiều lỗ ở đáy (hay một filter cà-phê), đổ cát vào làm bình lọc.
- Dùng một lóng tre hay một đoạn thân cây rỗng, một đầu nhét cỏ, hay một nùi vải (hoặc cả vải lẫn cỏ), đổ cát vào để làm bình lọc nước.
- Các bạn cũng có thể dùng ba mảnh vải để làm thành giàn lọc nước như hình trên. Hai mảnh trên các bạn đựng cát, mảnh dưới cùng, nếu có thể thì đựng than.

 
KHỬ TRÙNG NƯỚC
 
Sau khi lọc xong, các bạn cần phải khử trùng nước trước khi uống. Có nhiều phương pháp khử trùng, nhưng các bạn chỉ chọn những phương pháp khả thi với những gì mà các bạn có trong tay.
- Đun sôi: Đây là phương pháp dễ dàng và hiệu quả nhất, chỉ cần đun sôi nước chừng 5 – 10 phút là có thể triệt tiêu mọi vi khuẩn.
- Dùng thuốc lọc nước (drinking water tablets): Là loại thuốc có bán trên thị trường, ở các nhà thuốc Tây. Tuy nhiên, bạn chỉ có nó khi bạn đã được chuẩn bị từ trước. Bỏ thuốc vào trong nước (theo sự hướng dẫn trong toa thuốc) lắc đều, chừng vài phút sau thì uống được.



- Nếu không nồi, xoong để đun sôi, các bạn đào một lỗ ở dưới đất, lót một tấm plastic dầy hay một tấm da thú, đóng cọc dằn chung quanh, đổ nước vào.
Đốt một đống sỏi thật nóng, rồi gắp bỏ từ từ vào, cho đến khi nước sôi lên, bỏ vào thêm vài cục than hồng đang cháy để khử mùi.
 
NƯỚC TỪ THỰC VẬT
 
Khi không kiếm được nguồn nước tự nhiên như sông, suối, đầm lầy… hay mạch nước, các bạn có thể tìm kiếm nguồn nước từ thực vật. Nhưng dĩ nhiên là không phải cây nào cũng cho chúng ta nước, hay là nước cây nào cũng uống được, cho nên các bạn phải cẩn thận, chỉ sử dụng những cây mà mình đã biết khá rõ.
 
Dây leo
 
Hầu như tất cả các loại dây leo trong thiên nhiên đều chứa nước, nhất là các loại dây leo thân mềm. Tuy nhiên trước khi sử dụng, các bạn cũng phải biết rõ tính chất loại dây leo đó.
Để lấy nước, các bạn chặt xiên mũi mác ở phần gốc, gần mặt đất. Kê bình chứa vào để hứng nước. Sau đó với lên, hoặc leo lên một đoạn, chặt mở miệng một vết sâu hơn phân nửa dây leo, nước sẽ từ từ chảy vào bình.
Các bạn cũng có thể chặt đứt hẳn một đoạn dây leo dài khoảng 1 mét (chặt gốc trước ngọn sau). Cầm dựng thẳng lên, kê phần gốc vào miệng, nước sẽ chảy từ từ xuống. Khi hết nước, các bạn chặt một đoạn khác.
 
Các loại nước ở dây leo có những mùi vị khác nhau, có khi gây ngứa cổ, cần phải nếm thử, nhưng hầu hết là tinh khiết.
 
Cây chuối
 
Là một loại cây mọc hoang và được trồng rất nhiều ở những vùng nhiệt đới để lấy trái ăn. Người ta còn dùng là để gói đồ, thân (bẹ) xẻ nhỏ phơi khô để làm dây cột.
Muốn có nước, các bạn chặt ngang thân chuối, cách mặt đất chừng 1 gang tay (20cm). Khoét một lỗ hình chén ở giữa, sâu xuống cho đến phần gốc (củ). Chừa bẹ chung quanh vừa đủ dầy để giữ nước. Khoảng một giờ thì nước trào lên, các bạn múc đổ vào bình chứa nước, và cứ tiếp tục như thế cho đến khi kiệt nước.
Mỗi gốc chuối làm như thế, có thể cho ta nước từ 4 – 5 ngày.
 

Cây dừa

Được trồng và mọc hoang ở nhiều nơi trong những vùng nhiệt đới, gần bờ biển hay các hải đảo…
Nếu chúng ta đi lạc vào một vùng có cây dừa, thì sự sống của chúng ta khá an toàn. Vì từ cây dừa, nó sẽ cho chúng ta những sản phẩm như:
- Nước dừa: Chứa rất nhiều axit amin, axit hữu cơ… là một loại nước giải khát hảo hạng.
- Cùi dừa: Có chứa 65% chất béo, 20% gluxit, 8% protit, 4% nước. Là một loại thực phẩm rất tốt.
- Gáo dừa: Dùng làm đồ đựng thay tô, chén, gáo múc nước… và làm chất đốt.
- Lá dừa: Dùng để lợp nhà, làm vách chắn, chất đốt…
- Gân lá dừa: Bện hay bó lại để làm chổi, làm tăm xỉa răng, đan rổ rá…
- Xơ dừa: Bện dây thừng, làm thảm chùi chân, chất đốt…
- Đọt non dừa (Củ hủ): Là một loại thực phẩm cao cấp, có thể ăn sống, luộc, xào, nấu…
- Thân cây dừa: Dùng làm cột nhà, làm cầu, thủ công và các tiện nghi khác.



Trường hợp gặp cây dừa mới ra hoa, mà chúng ta thì rất cần nước. Hãy níu cuống hoa cho cong xuống (có thể dùng dây để trì giữ lại), và cắt chỗ giáp cuống với buồng hoa. Dùng bao nylon chụp lại để hứng nước. (Đừng để không khí tiếp xúc nhiều với vết cắt, nếu không, thì cứ 12 giờ lại phải cắt thêm một lát mỏng, vì váng đã đóng bít các lỗ hỗng dẫn nước.)
Với cách nầy, mỗi cây dừa sẽ cho các bạn 1 lít nước trong một ngày đêm.
 
Cây thốt nốt

Được trồng nhiều ở những vùng cực Nam Việt Nam, Campuchia, Ấn Độ và một số nước trong vùng nhiệt đới.
Cây thốt nốt được trồng chủ yếu để lấy nước làm nguyên liệu chế biến thành đường và rượu.
Để lấy được nước, người ta cắt một đoạn ở đầu cuống hoa, rồi buộc bao nylon hay ống dẫn nối với bình chứa.
Nếu cắt vào chiều tối và để suốt đêm, các bạn sẽ có khoảng một lít nước có vị ngọt và thơm.
Quả thốt nốt non ăn mát như thạch. Quả già có màu vàng, thơm như mít, nếu giã ra, đem lọc, sẽ cho chúng ta một thứ bột làm bánh ăn rất ngon.
 
Cây báng
 
Còn gọi là cây Bụng Báng, là những cây có dạng tương tự như: cây Đoác, cây Kapác, cây Xế, cây Rui, cây Đủng Đỉnh (Đùng Đình)… đều có công dụng giống nhau.
Là những cây mọc hoang, thường được thấy nhiều ở các tỉnh miền Trung và Bắc Việt Nam, và một số nước trong vùng nhiệt đới.
Những cây nầy co thể cho ta nước lấy từ ngọn, tinh bột từ thân cây, đọt non có thể luộc hay nấu canh như các loại rau cải…
Muốn lấy nước, người ta chặt lưu thân (không đứt hẳn) cho cây ngã xuống theo triền núi (làm sao cho phần gốc nằm cao hơn phần ngọn). Bóc hết lá trên ngọn cho đến đọt. Đẽo vạt phần đọt non làm thành máng dần. Trùm bao nylon hay kê đồ để hứng. Trung bình một ngày, một cây có thể cho chúng ta từ 4 – 5 lít nước. Khi lượng nước giảm, các bạn vạt thêm vào khoảng 1 cm, nước sẽ chảy tiếp.



Các bạn lưu ý: Khi chặt cây Đùng Đình (người Bắc gọi là cây Móc), nếu bị vướng vào buồng trái của nó thì rất ngứa phải rất cẩn thận.
Một cây Kapác cao từ 12 – 15 mét, sẽ liên tục cho chúng ta từ 150 – 170 lít nước trong vòng 40 ngày.
Ruột của thân cây đem giã, lọc, sẽ cho chúng ta một loại bột để làm bánh.
 
Cây dừa nước
 
Là loại cây thân bẹ thấp, lá như lá dừa, mọc thẳng đứng vươn lên cao. Cây thường mọc ở những vùng đầm lầy ngập mặn, phù sa, nhiễm phèn, ven sông rạch có thuỷ triều lên xuống…
Cây dừa nước mọc rất nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, có nơi phát triển thành rừng tự nhiên.
Cây dừa nước cũng cho trái, mỗi buồng dừa có khoảng vài chục trái, kết với nhau thành buồng có dạng khối tròn. Trái dừa nước có cùi dầy, màu trắng đục, có vị hơi ngọt và rất béo, có thể ăn tươi, nấu chè…
 

Lá dừa dùng để lợp nhà với hai kiểu lợp: Lá chằm và lá xé, làm chỗ trú mưa nắng rất tốt.
Bập dừa nước dùng để chẻ lạt, gọi là lạt dừa. Nó còn là loại phao nổi tự nhiên dùng để vượt sông.
Nhưng quan trọng nhất là nhựa dừa, được dùng để uống và chế biến thành đường, cồn, rượu, dấm, nước giải khát, bánh kẹo…
Muốn lấy nước thì chúng ta cũng dùng các phương pháp như đối với cây dừa và cây thốt nốt: Cắt đầu cuống hoa còn non, buộc bao nylon hay ống dẫn để hứng nước.
 
Cây xương rồng

Ở những vùng đất khô cằn hay hoang mạc, người ta thường gặp những cây xương rồng khổng lồ Saguaro (không thấy ở Việt Nam) thân cây chứa rất nhiều nước.


Để lấy nước, người ta lựa những cây thấp, mọng nước (khía căng, không lõm sâu), cắt ngang thân cây, rồi dùng gậy hay tay quậy một lúc ở trong ruột cây, nó sẽ cho chúng ta một chất nhờn tựa như thạch, có thể ăn để đỡ khát.

 
NƯỚC TRONG VÙNG BĂNG TUYẾT
 
Ở trong những vùng băng tuyết, các bạn có thể lấy nước ở những dòng suối chảy nhanh không kịp đóng băng. Nhưng nếu sông, suối, hồ… đã đóng băng rồi, các bạn tìm những chỗ có tuyết phủ (vì có thể băng ở đây mỏng hơn chỗ khác), dùng rìu băng hay khoan đục thủng một lỗ. Khi đục, nhớ cột dụng cụ vào đầu một sợi dây, đầu kia neo vào đâu đó trên băng, để nếu băng vỡ bất ngờ, các bạn không xẩy tay tuột mất dụng cụ. Ban đêm, để cho lỗ thủng không đóng băng trở lại, các bạn đậy trên lỗ một miếng vải rồi phủ tuyết lên.
Nấu chảy băng tuyết trên lửa cũng là một các tạo ra nước. Các bạn bỏ băng tuyết vào nồi (băng cứng cho nước nhiều hơn tuyết xốp) và nấu trên lửa.
Một cách khác để lấy nước là bỏ băng tuyết vào một cái bao vải sạch, đoạn treo lên cạnh một ngọn lửa. Đặt một cái chậu phía dưới để hứng nước. Sức nóng của ngọn lửa sẽ làm cho tuyết tan ra chảy xuống chậu, và cũng sức nóng đó, giữ cho nước trong chậu không đóng băng.



Vào những ngày trời nắng, các bạn lấy một tấm nylon lớn, màu đen, đem trải phủ ở sườn đồi. Rải tuyết lên phân nửa phía trên tấm nhựa, tuyết sẽ tan chảy xuống phần dưới tấm nhựa. Các bạn chỉ việc lấy đồ hứng.
 
ĐỒ ĐỰNG NƯỚC
 
Để chứa nước hay đi lấy nước, các bạn phải có một số vật dụng dùng để chứa nước như : can nhựa, thùng, gàu, bình đựng nước…
Nhưng nếu không có, các bạn phải biết tận dụng vật liệu thiên nhiên sẵn có để chế tạo thành những đồ đựng nước như những hình gợi ý dưới đây.



Viet Nam Thu Quan thu vien Online - Design by Pham Huy Hung

 

 

14 tháng 8, 2007

13 tháng 8, 2007

Tìm hiểu phương pháp phần tử hữu hạn!

Phương pháp phần tử hữu hạnphương pháp số để giải các bài toán được mô tả bởi các phương trình vi phân riêng phần cùng với các điều kiện biên cụ thể.

Cơ sở của phương pháp này là làm rời rạc hóa các miền liên tục phức tạp của bài toán. Các miền liên tục được chia thành nhiều miền con (phần tử). Các miền này được liên kết với nhau tại các điểm nút. Trên miền con này, dạng biến phân tương đương với bài toán được giải xấp xỉ dựa trên các hàm xấp xỉ trên từng phần tử, thoả mãn điều kiện trên biên cùng với sự cân bằng và liên tục giữa các phần tử.

Về mặt toán học, phương pháp phần tử hữu hạn (PPPTHH) được sử dụng để giải gần đúng bài toán phương trình vi phân từng phần (PTVPTP) và phương trình tích phân, ví dụ như phương trình truyền nhiệt. Lời giải gần đúng được đưa ra dựa trên việc loại bỏ phương trình vi phân một cách hoàn toàn (những vấn đề về trạng thái ổn định), hoặc chuyển PTVPTP sang một phương trình vi phân thường tương đương mà sau đó được giải bằng cách sử dụng phương pháp sai phân hữu hạn, vân vân.

PPPTHH không tìm dạng xấp xỉ của hàm trên toàn miền xác định V của nó mà chỉ trong những miền con Ve (phần tử) thuộc miền xác định của hàm.Trong PPPTHH miền V được chia thành một số hữu hạn các miền con, gọi là phần tử. Các miền này liên kết với nhau tại các điểm định trước trên biên của phần tử được gọi là nút. Các hàm xấp xỉ này được biểu diễn qua các giá trị của hàm (hoặc giá trị của đạo hàm) tại các điểm nút trên phần tử. Các giá trị này được gọi là các bậc tự do của phần tử và được xem là ẩn số cần tìm của bài toán.

Trong việc giải phương trình vi phân thường , thách thức đầu tiên là tạo ra một phương trình xấp xỉ với phương trình cần được nghiên cứu, nhưng đó là ổn định số học (numerically stable), nghĩa là những lỗi trong việc nhập dữ liệu và tính toán trung gian không chồng chất và làm cho kết quả xuất ra xuất ra trở nên vô nghĩa. Có rất nhiều cách để làm việc này, tất cả đều có những ưu điểm và nhược điểm. PPPTHH là sự lựa chọn tốt cho việc giải phương trình vi phân từng phần trên những miền phức tạp (giống như những chiếc xe và những đường ống dẫn dầu) hoặc khi những yêu cầu về độ chính xác thay đổi trong toàn miền. Ví dụ, trong việc mô phỏng thời tiết trên Trái Đất, việc dự báo chính xác thời tiết trên đất liền quan trọng hơn là dự báo thời tiết cho vùng biển rộng, điều này có thể thực hiện được bằng việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn.
( wiki)

Ứng dụng

Phương pháp Phần tử hữu hạn thường được dùng trong các bài toán Cơ học (cơ học kết cấu, cơ học môi trường liên tục) để xác định trường ứng suất và biến dạng của vật thể.

Ngoài ra, phương pháp phần tử hữu hạn cũng được dùng trong vật lý học để giải các phương trình sóng, như trong vật lý plasma, các bài toán về truyền nhiệt, động lực học chất lỏng, trường điện từ.

Lịch sử

Phương pháp phần tử hữu hạn được bắt nguồn từ những yêu cầu giải các bài toán phức tạp về lý thuyết đàn hồi, phân tích kết cấu trong xây dựng và kỹ thuật hàng không. Nó được bắt đầu phát triển bởi Alexander Hrennikoff (1941) và Richard Courant (1942). Mặc dù hướng tiếp cận của những người đi tiên phong là khác nhau nhưng họ đều có một quan điểm chung, đó là chia những miền liên tục thành những miền con rời rạc. Hrennikoff rời rạc những miền liên tục bằng cách sử dụng lưới tương tự, trong khi Courant chia những miền liên tục thành những miền có hình tam giác cho cách giải thứ hai của phương trình vi phân từng phần elliptic , xuất hiện từ các bài toán về xoắn của phần tử thanh hình trụ. Sự đóng góp của Courant là phát triển, thu hút một số người nhanh chóng đưa ra kết quả cho PPVPTP elliptic được phát triển bởi Rayleigh, Ritz, và Galerkin. Sự phát triển chính thức của PPPTHH được bắt đầu vào nửa sau những năm 1950 trong việc phân tích kết cấu khung máy bay và công trình xây dựng, và đã thu được nhiều kết quả ở Berkeley (xem Early Finite Element Research at Berkeley) trong những năm 1960 trong ngành xây dựng. Phương pháp này được cung cấp nền tảng toán học chặt chẽ vào năm 1973 với việc xuất bản cuốn Strang và tổng kết trong An Analysis of The Finite element Method và kể từ đó PPPTHH được tổng quát hóa thành một ngành của toán ứng dụng, một mô hình số học cho các hệ thống tự nhiên, được ứng dụng rộng rãi trong kĩ thuật, ví dụ như điện từ học động lực học chất lỏng.

Sự phát triển của PPPTHH trong cơ học kết cấu đặt cơ sở cho nguyên lý năng lượng, ví dụ như: nguyên lý công khả dĩ , PPPTHH cung cấp một cơ sở tổng quát mang tính trực quan theo quy luật tự nhiên, đó là một yêu cầu lớn đối với những kỹ sư kết cấu.

 Baì toán minh họa

Chúng ta sẽ minh họa việc sử dụng PPPTHH từ hai ví dụ mà phương pháp chung có thể là ngoại suy. Chúng ta xem như người đọc đã quen thuộc với tính toán đại số tuyến tính. Chúng ta sẽ sử dụng bài toán một chiều, tại đây, hàm f được xác định bởi u và u một hàm ẩn của x, u'' là đạo hàm cấp 2 của u theo x

\mbox{P1 }:\begin{cases} u''=f \mbox{ in } (0,1), \\ u(0)=u(1)=0, \end{cases}

Ví dụ cho bài toán hai chiều là bài toán Dirichlet

\mbox{P2 }:\begin{cases} u_{xx}+u_{yy}=f & \mbox{ in } \Omega, \\ u=0 & \mbox{ on } \partial \Omega, \end{cases}

Ở đây, miền Ω là một miền đơn liên mở trong mặt phẳng (x,y), có biên ∂Ω rất "đẹp" (ví dụ: một đa tạp trơn hoặc một đa giác), uxx và uyy là đạo hàm riêng cấp hai theo biến x và y.

Ở ví dụ P1, có thể giải trực tiếp bằng cách lấy nguyên hàm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực hiện được trong không gian một chiều và không thể giải được trong trường hợp không gian có hơn hai chiều hoặc trong bài toán u + u'' = f. Chính vì lí do này mà chúng ta sẽ phát triển phát triển PPPTHH cho trường hợp P1 và phác họa tổng quát của PPPTHH cho trường hợp P2.

Lời giải sẽ bao gồm hai bước, nó phản ánh hai bước chủ yếu phải thực hiện để giải một bài toán biên bằng PPPTHH. Ở bước đầu tiên, chúng ta sẽ biểu diễn lại bài toán biên trong dạng gần đúng của nó hoặc dạng biến phân. Rất it hoặc không có máy tính được dùng để thực hiện bước này, việc này được làm bằng tay ở trên giấy. Bước thứ hai là rời rạc hóa, dạng gần đúng được rời rạc trong một không gian hữu hạn chiều. Sau bước thứ hai này, chúng ta sẽ có biểu thức cụ thể cho toàn bộ bài toán nhưng lời giải của bài toán trong không gian hữu hạn chiều tuyến tính chỉ là lời giải gần đúng của bài toán biên. Bài toán trong không gian hữu hạn chiều này sau đó được giải bằng máy tính.

So sánh PPPTHH với phương pháp sai phân hữu hạn (PPSPHH)

PPSPHH là một phương pháp khác để giải phương trình vi phân từng phần. Sự khác nhau giữa PPPTHH và PPSPHH là:

  • PPSPHH xấp xỉ bài toán phương trình vi phân; còn PPPTHH thì xấp xỉ lời giải của bài toán này
  • Điểm đặc trưng nhất của PPPTHH là nó có khả năng áp dụng cho những bài toán hình học và những bài toán biên phức tạp với mối quan hệ rời rạc. Trong khi đó PPSPHH về căn bản chỉ áp dụng được trong dạng hình chữ nhật với mối quan hệ đơn giản, việc vận dụng kiến thức hình học trong PPPTHH là đơn giản về lý thuyết.
  • Điểm đặc trưng của phương pháp sai phân hữu hạn là có thể dễ dàng thực hiện được.
  • Trong một vài trường hợp, PPSPHH có thể xem như là một tập con của PPPTHH xấp xỉ. Việc lựa chọn hàm cơ sở là hàm không đổi từng phần hoặc là hàm delta Dirac. Trong cả hai phương pháp xấp xỉ, việc xấp xỉ được tiến hành trên toàn miền, nhưng miền đó không cần liên tục. Như một sự lựa chọn, nó có thể xác định một hàm trên một miền rời rạc, với kết quả là toán tử vi phân liên tục không sinh ra chiều dài hơn, tuy nhiên việc xấp xỉ này không phải là PPPTHH.
  • Có những lập luận để lưu ý đến cơ sở toán học của việc xấp xỉ phần tử hữu hạn trở lên đúng đắn hơn, ví dụ, bởi vì trong PPSPHH đặc điểm của việc xấp xỉ những điểm lưới còn hạn chế.
  • Kết quả của việc xấp xỉ bằng PPPTHH thường chính xác hơn PPSPHH, nhưng điều này còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác và một số trường hợp đã cho kết quả trái ngược.

Nói chung, PPPTHH là một phương pháp thích hợp để phân tích các bài toán về kết cấu (giải các bài toán về biến dạng và ứng suất của vật thể dạng khối hoặc động lực học kết cấu), trong khi đó phương pháp tính trong động lực học chất lỏng có khuynh hướng sử dụng PPSPHH hoặc những phương pháp khác (như phương pháp khối lượng hữu hạn ).Những bài toán của động lực học chất lỏng thường yêu cầu phải rời rạc hóa bài toán thành một số lượng lớn những "ô vuông" hoặc những điểm lưới (hàng triệu hoặc hơn), vì vậy mà nó đòi hỏi cách giải phải đơn giản hơn để xấp xỉ các "ô vuông". Điều này đặc biệt đúng cho các bài toán về dòng chảy ngoài, giống như dòng không khí bao quanh xe hơi hoặc máy bay, hoặc việc mô phỏng thời tiết ở một vùng rộng lớn. Có rất nhiều bộ phần mềm về phương pháp phần tử hữu hạn, một số miễn phí và một số được bán.

Theo bách khoa toàn thư:
 
 
PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN :

một phương pháp gần đúng để giải một số lớp bài toán biên, có nội dung như sau: Để giải một bài toán biên trong miền W , bằng phép tam giác phân, ta chia thành một số hữu hạn các miền con W j (j = 1,..., n) sao cho hai miền con bất kì không giao nhau và chỉ có thể chung nhau đỉnh hoặc các cạnh.

  Mỗi miền con Wj được gọi là một phần tử hữu hạn (PTHH).

  Người ta tìm nghiệm xấp xỉ của bài toán biên ban đầu trong một không gian hữu hạn chiều các hàm số thoả mãn điều kiện khả vi nhất định trên toàn miền W và hạn chế của chúng trên từng PTHH Wj là các đa thức. Có thể chọn cơ sở của không gian này gồm các hàm số j1 (x),..., jn (x) có giá trị trong một số hữu hạn PTHH W j ở gần nhau. Nghiệm xấp xỉ của bài toán ban đầu được tìm dưới dạng

c1 j1 (x) + ... + cn jn (x)

trong đó các c k là các số cần tìm. Thông thường người ta đưa việc tìm các ck về việc giải một phương trình đại số với ma trận thưa (chỉ có các phần tử trên đường chéo chính và trên một số đường song song sát với đường chéo chính là khác không) nên dễ giải. Có thể lấy cạnh của các PTHH là đường thẳng hoặc đường cong để xấp xỉ các miền có dạng hình học phức tạp. PPPTHH có thể dùng để giải gần đúng các bài toán biên tuyến tính, phi tuyến và các bất phương trình.

 Theo PPPTHH, trong cơ học, vật thể được chia thành những phần tử nhỏ có kích thước hữu hạn, liên kết với nhau tại một số hữu hạn các điểm trên biên (gọi là các điểm nút). Các đại lượng cần tìm ở nút sẽ là ẩn số của bài toán (gọi là các ẩn số nút). Tải trọng trên các phần tử cũng được đưa về các nút.

 Trong mỗi phần tử, đại lượng cần tìm được xấp xỉ bằng những biểu thức đơn giản và có thể biểu diễn hoàn toàn qua các ẩn số nút. Dựa trên nguyên lí năng lượng, có thể thiết lập được các phương trình đại số diễn tả quan hệ giữa các ẩn số nút và tải trọng nút của một phần tử. Tập hợp các phần tử theo điều kiện liên tục sẽ nhận được hệ phương trình đại số đối với các ẩn số nút của toàn vật thể.

 Với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, PPPTHH đang được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như lí thuyết đàn hồi và dẻo, cơ học chất lỏng, cơ học vật rắn, cơ học thiên thể, khí tượng thuỷ văn, vv.
Sách hay :

Cài đặt Ansys

1. Chép thý mục CRACK trên CD vào ổ cứng (VD: C:\ANSYS\CRACK)

2. Chạy file WinHostID.exe ðể lấy HOSTNAME và FlexID

3. Mở file Ansys.dat trong thý mục Crack và sửa nhý sau:

Thay SERVER host 000000000000 1055 bằng SERVER HOSTNAME FlexID 1055 (VD: SERVER PhamQuocHung 00904b7350ad 1055), rồi ðóng file lại.

4. Chạy file Keygen.bat ðể tạo file License.dat

5. Chạy file SETUP.exe ðể cài ðặt & tiến hành cài ðặt b

ình thýờng

Giới thiệu thêm về Pro/E

Một trong những phần mềm có được những tính năng trên như Catia, Unigraphics NX, I-deas, Pro/Engineer Wildfire….

Hiện tại, thị trường phần mềm đồ họa trên thế giới rất đa dạng, việc lựa chọn phần mềm nào để phục vụ tốt cho công việc thực sự là một điều khó khăn. Tuy nhiên, có năm chỉ tiêu cần biết khi chọn phần mềm là:

-          Tính linh hoạt

-          Tính khả thi

-          Tính đơn giản

-          Tính biểu diễn được

-          Tính kinh tế.

Một trong những phần mềm có được những tính năng trên như Catia, Unigraphics NX, I-deas, Pro/Engineer Wildfire….Đây là bốn phần mềm được đánh giá là rất mạnh và rất nổi tiếng trong lĩnh vực CAD/CAM/CNC. Tùy vào thế mạnh của mỗi phần mềm mà chúng có những ứng dụng chuyên biệt: Catia, Unigraphics NX phục vụ triệt để cho ngành công nghiệp hàng không, ôtô, tàu thủy. Pro/Engineer phục vụ rất tốt cho ngành cơ khí khuôn mẫu (thiết kế và gia công) như khuôn dập, khuôn rèn, khuôn nhựa…. Pro/E có một lợi thế là giá rẻ nên đã chiếm lĩnh các thị trường hạng trung và cao.

Hiện nay, số người sử dụng Pro/E trên thế giới rất nhiều, kể cả Việt Nam (chiếm trên 75%) nên chúng ta sẽ có cơ hội học hỏi, trao đổi lẫn nhau những vấn đề liên quan đến CAD/CAM với thế giới bên ngoài. Do vậy, việc chọn học Pro/E là một hướng đi tốt cho chúng ta trước khi vào nghề và cũng là cách duy nhất để chúng ta nắm bắt, đuổi kịp trình độ công nghệ của thế giới

Pro/E là phần mềm của hãng Prametric Technology, Corp. Một phần mềm thiết kế theo tham số, có nhiều tính năng rất mạnh trong lĩnh vực CAD/CAM/CAE, nó mang lại cho chúng ta các khả năng như:

-          Mô hình hóa trực tiếp vật thể rắn

-          Tạo các module bằng các khái niệm và phần tử thiết kế.

-          Thiết kế thông số.

-          Sử dụng cơ sở dữ liệu thống nhất.

-          Có khả năng mô phỏng động học, động lực học kết cấu cơ khí.(Pro/Engineer Wildfire 3.0).

Phần mềm Pro/Engineer có các modu le sau:

·          Pro/ASSEMBLY: tạo điều kiện thiết lập dễ dàng chi tiết vào hệ thống và dưới hệ thống. Nó hỗ trợ cho phần lắp ráp và lắp ráp nhóm, giải quyết tình huống xung đột, thiết kế thay đổi…

·          Pro/DETAIL: module tạo trực tiếp mô hình 3D của các bản vẽ thiết kế chuẩn cho phân xưởng và chế tạo trong đó đảm bảo liên kết 2 phía giữa các bản vẽ và module 3D.

·          Pro/SHEETMETAL: module hỗ trợ thiết kế những chi tiết có dạng tấm, vỏ, và hỗ trợ cho việc tạo lập các chi tiết phát triển kể cả chuẩn bị cho chương trình NC cho sản xuất.

·          Pro/SURFACE: module hỗ trợ vẽ, tạo các mặt tự do (Free Form), xử lý các mặt cong và bề mặt phức tạp.

·          Pro/MANUFACTURING: bao gồm dữ liệu NC, mô phỏng, format d liệu CL, thư viện các phần tử.

·          Pro/MESH: hỗ trợ tái tạo mạng lưới cho việc phân tích phần tử hữu hạn (FEA), xác định điều kiện biên, gắn liền với ANSYS, PATRAN, NASTRAN, ABAQUS, SUPERTAB và COSMOS/M.

·          Pro/MECHANICA: Mô phỏng động học, kiểm nghiệm ứng suất, chuyển vị, biến dạng tuyến tính và phi tuyến, xác định và dự đoán khả năng phá hủy vật liệu…

·          Pro/INTERFACE: tạo điều kiện gắn với các hệ CAD khác như: iges, dxf, vdafs, render, SLA…

·          Pro/PROJECT: xác định để điều khiển dự án thiết kế và tổ hợp một số đội thiết kế và lập dự án.

·          Pro/FEATURE: mở rộng khả năng thiết lập những phần tử thiết kế bằng thư viện của các bộ phận, nhóm, tái tạo các hình dạng chuẩn và dưới nhóm.

·          Pro/DESIGN: hỗ trợ thành lập mô hình 3D, sơ đồ khối, xây dựng kế hoạch thiết kế và mối quan hệ phụ thuộc, giúp cho sự phân tích nhanh và hiệu quả và sắp xếp phương án.

·          Pro/LIBRARY: module chứa thư viện rộng lớn của các phần tử trên chuẩn (chi tiết, phần tử thiết kế tiêu chuẩn, dụng cụ, khớp nối…), có thể bổ sung hoặc hiệu chỉnh.

·          Pro/VIEW: module tạo điều kiện kiểm tra mô hình hóa chi tiết và hệ thống từ một hướng quan sát bất kì, phóng độn, ảo ảnh. Sử dụng để có cái nhìn nhanh tổng thể để đạt được kết quả hoặc mục đích phòng ngừa.

·          Pro/DRAFT: module hỗ trợ biểu diễn 2D, tạo điều kiện đọc bản vẽ của các hệ CAD khác và bổ sung module 3D về thiết kế thông số.

·          Pro/NLO: module hỗ trợ cho công việc trong mạng cục bộ, hòa hợp với các module khác của hệ.

·          Pro/MOLD: module thiết kế khu ôn.

·          Pro/DEVELOP (Pro/PROGRAM): modu le hỗ trợ việc lập trình ứng dụng riêng. Chứa các thư viện của hàm số C, thư viện chương trình con của ngôn ngữ lập trình FORTRAN và đặc biệt tiếp cận được với cấu trúc thiết lập các hệ thống và cấu trúc dữ liệu của hệ thống. Ngoài ra, Pro/E còn có Pro/CASTING, Pro/LEGACY, Pro/TOOLKIT, Pro/PiPe…

Với những tính năng đã giới thiệu ở trên cho thấy: "Pro/Engineer là một phần mềm CAD/CAM/CAE rất mạnh, có khả năng mô hình hóa các chi tiết phức tạp như các loại máy xúc, máy đào đất, ô tô, các biến dạng vỏ tàu thủy… khả năng lắp ráp lớn và rất tối ưu trong thiết kế".

12 tháng 8, 2007

Những website làm nên chuyện ( từ PC w) bài hay!!

Bạn cho rằng những website như YouTube, MySpace, Flickr… là không thể tuyệt hơn được nữa? Hãy nghĩ lại. Mạng Internet chưa bao giờ là một cỗ máy chết khô, trái lại, nó tiến hóa và sáng tạo không ngừng.

Dưới đây là danh sách 20 website đáng để bạn "để mắt" đến, và được dự đoán sẽ làm nên chuyện trong thời gian tới.

Về mặt công nghệ, chúng đã hội tụ rất nhiều yếu tố thú vị và hấp dẫn. Thứ duy nhất chúng cần lúc này chỉ là một chút may mắn mà thôi.

1. Popfly

Popfly được đánh giá là vũ khí chiến lược mới của Microsoft. Nguồn: Popfly

Nếu như bạn vẫn còn lạ lẫm với thuật ngữ "mashups" thì Popfly của Microsoft chính là xuất phát điểm lý tưởng để tìm hiểu về nó. Mashups là sự kết hợp, hòa trộn nhiều Website hoặc ứng dụng trên nền Web với nhau để tạo nên một chương trình tiện ích mới, mà người dùng thậm chí không cần phải viết tới một dòng mã.

Chỉ việc kéo - thả những "khối site/ứng dụng" như kéo gạch, kết dính chúng lại với nhau, thế là bạn đã có một "mashup" mì ăn liền. Mashup này có thể tồn tại độc lập như một website riêng, hoặc bạn có thể chèn thêm nó vào một trang Web có sẵn. Lấy thí dụ, bạn có thể dễ dàng tạo ra một mashup chuyên tập hợp ảnh từ những site như Flickr, sau đó hiển thị chúng trên màn hình theo dạng khối rubic.

2. Yahoo Pipes

Bạn sẽ cần có một chút kiên nhiễn để học cách lập "mashup" với Yahoo Pipes. Cũng giống như Popfly, Yahoo Pipes cho phép bạn tạo "mashup" cho riêng mình bằng cách kéo - thả các module có sẵn, sau đó thiết lập liên kết giữa chúng. Tuy nhiên, sử dụng Yahoo Pipes phức tạp và khó hơn nhiều so với Popfly, nó đòi hỏi bạn phải mày mò, lọ mọ và tìm hiểu tỉ mỉ chứ không dễ nhìn, "hiển nhiên" như Popfly.

Nhưng nếu chịu khó đào sâu tìm hiểu một tí, bạn sẽ có thể lập ra một chương trình hết sức hữu ích, tỉ như dùng dịch vụ bản đồ của Yahoo (Yahoo Maps) để hiển thị vị trí của toàn bộ các căn hộ cho thuê trong một khu vực nhất định chẳng hạn.

3. BuzzDash

Nếu bạn là một người thường xuyên nêu ra câu hỏi "Tại sao lại thế?", BuzzDash hẳn sẽ đáp ứng được phần nào óc tò mò không biết mệt của bạn. Phụ đề của bộ phim vừa xem "chuối" quá ư? Liệu khóc nức nở giữa chỗ làm có nên không? Ai là Tiền vệ trung tâm xuất sắc nhất mọi thời đại? vân vân và vân vân.

Nếu tất cả những vấn đề này cứ ám ảnh bạn cả đêm tới mức mất ngủ, thì BuzzDash chính là liều thuốc an thần lý tưởng. Nó cho phép bạn đăng ký thành viên, bình phẩm về một vấn đề nào đó rồi trưng cầu ý kiến của tất cả các thành viên khác chỉ trong chớp mắt. Những cuộc trưng cầu này được sắp xếp theo chủ đề như phim ảnh, bóng đá và chính trị. Và nếu như bạn có một mắc mớ đầy bức xúc, còn chần chừ gì nữa mà không đưa ra để đón nhận câu trả lời cho mình.

4. CircleUp

Trang Web này cho phép bạn sắp xếp và chia contact của mình thành nhiều nhóm khác nhau. Nếu sắp phải tổ chức một sự kiện nào đó, bạn sẽ cần tới sự tham gia của những ai? Thành phần khách mời ra sao?… Đó chính là lúc CircleUp phát huy tác dụng. Hãy sử dụng Website này để gửi e-mail hoặc tin nhắn IM tới một nhóm người nhất định. Thư hồi đáp sẽ được CircleUp tổng hợp lại và cung cấp cho bạn trong một email duy nhất. Hết sức đơn giản, dễ dùng và miễn phí… .

5. Pageflakes

Ảnh chụp màn hình Pageflakes

Sử dụng Pageflakes, bạn sẽ có thể tùy biến một Website để nó chỉ hiện ra những thông tin hoặc bản tin bạn muốn mà thôi. Phiên bản "siêu tùy biến" này cho phép bạn lựa chọn những chuyên mục, những mảng tin nhất định. Nó cũng hiển thị những ứng dụng mini do bạn chỉ định sẵn như lịch chiếu phim, danh mục những việc cần làm, email và thậm chí cả tử vi trong ngày này. Một ô chữ sudoku ư? Không thành vấn đề!.

6. Spock

Spock là một công cụ dành riêng cho việc "tìm kiếm thông tin" về người. Bắt đầu bằng cách gõ tên riêng hoặc một từ khóa tìm kiếm mô tả tính chất của một nhóm người nào đó, lấy thí dụ Rastafarians, Spock sẽ sục sạo qua tất cả những mạng xã hội ảo như MySpace, Friendster và hàng loạt Website phổ thông nhất để đưa ra câu trả lời cho bạn.

Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ nhận được vô số loại đường link khác nhau. Lấy thí dụ: gõ vào Barack Obama, Spock sẽ hiển thị câu trả lời thành nhiều nhóm như "Đảng dân chủ ", "Thượng nghị sĩ" và "Ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2008". Click bất cứ đường link nào, bạn cũng sẽ tìm thấy những trang Web có liên quan đến Obama.

Ngoài ra cũng có đường link dẫn tới hình ảnh, website riêng của Obama, cũng như bài viết về ông này trên Wikipedia. Hiện tại Spock mới đang ở dạng thử nghiệm và để truy cập được vào nó, bạn cần có lời mời (invitation) từ một thành viên (Giống như trường hợp Gmail trước đây).

7. Swivel

Swivel lập bảng xếp hạng tất tần tật mọi thứ trên đời: từ số vụ tội phạm trong tháng cho đến mức độ phổ biến của cuộc thi American Idol. Dữ liệu thống kê và đồ thị đã có một mái nhà mới trên mạng Internet.

Tuy nhiên, tính năng nổi bật nhất của trang này là nó có thể tích hợp nhiều biểu đồ khác nhau để tạo ra những đường dây dữ liệu "liền mạch", không giới hạn.

8. OpenDNS

Một lý do khiến cho đôi lúc, bạn cảm thấy Web thật chật chội, ì ạch (kể cả khi bạn đang dùng băng thông rộng nhé) chính là Hệ thống tên miền Internet (DNS). Khi bạn gõ một địa chỉ URL vào trong trình duyệt, máy chủ DNS sẽ phải phiên dịch URL này thành ra địa chỉ IP dạng số mà máy chủ Web và PC có thể hiểu được.

Thường thì công việc phiên dịch này do các máy chủ của ISP của bạn đảm nhiệm.

Tuy nhiên, OpenDNS có thể đẩy nhanh quy trình này bằng cách giao việc "phiên dịch" cho hệ thống máy chủ DNS tốc độ cao của chính nó.

9. Trulia

Website này sẽ giúp bạn hình dung phần nào chi phí cần có để sắm sửa một ngôi nhà mới. Có rất nhiều website bất động sản đang hoạt động trên mạng Internet, nhưng Trulia vẫn hết sức khác biệt. Bằng cách kết hợp mạng xã hội ảo với bản đồ số và công nghệ tìm kiếm, Trulia cho phép bạn tìm thấy ngôi nhà trong mơ của mình một cách nhanh chóng.

Nguồn: PopURLs

Hãy click vào những hạng mục khác nhau như giá, diện tích mặt bằng, số phòng vệ sinh…. và Trulia sẽ cung cấp cho bạn danh sách những ngôi nhà "đủ tiêu chuẩn" trong một khu vực nhất định - tất cả được hiện "đè" lên trên bản đồ 3D. Một số thông tin tham khảo cũng được cung cấp như mặt bằng chung của giá nhà tại đây, tỷ lệ phạm tội …

10. PopURLs

Một địa chỉ tuyệt vời cho tất cả những ai nghiện thông tin. Nếu trước đây, bạn phải mất thời gian nhảy từ Digg.com sang Del.icio.us hay Google News để xem tất cả các đầu tin thì nay, với PopURLs, bạn không cần phải làm "kẻ lang thang" như vậy nữa. Site sẽ cung cấp cho bạn một danh sách khổng lồ tin tức, video, blog và nội dung từ hàng trăm, nghìn site phổ biến hiện nay.


11. BlogBackupOnline

Nguồn: Infotech

Bạn có blog riêng? Nhưng lại không dám chắc dịch vụ blog mà mình đăng ký có cung cấp tính năng backup (dự phòng)? Đó là lúc bạn nên gõ cửa BlogBackupOnline.

Cấu trúc của website này cực kỳ đơn giản và trực quan: đăng nhập, kê khai thông tin về blog của bạn, và thế là BlogBackupOnline sẽ cần mẫn lưu trữ, cập nhật blog cho bạn mỗi ngày.

Hiện tại, BlogBackupOnline mới chỉ tương thích với 11 dịch vụ blog thông dụng nhất là Blogger, Friendster, LiveJournal, Movable Type, Multiply, Serendipity, Terapad, Typepad, Vox, Windows Live Space và WordPress mà thôi.

Ngoài ra, website này cũng là một công cụ tuyệt vời nếu bạn muốn "di chuyển" blog của mình từ nền tảng dịch vụ này sang nền tảng dịch vụ khác.

12. Yodio

Với Yodio, bạn sẽ có thể tự tạo một tấm thiệp "bằng lời", khiến cho hình ảnh trở nên giá trị gấp ngàn lần.

Dĩ nhiên, mọi người đều thích thú khi được chiêm ngưỡng tấm ảnh ghi lại tuần trăng mật ở bãi biển Hawaii của bạn, nhưng có tuyệt hơn không, nếu như họ còn nghe thấy được giọng nói của bạn nữa, mô tả về những chi tiết thú vị, hấp dẫn không có bên trong bức hình?

Nói tóm lại, Yodio cho phép bạn kết hợp ảnh chụp với file âm thanh để tạo ra một tấm "bưu thiếp bằng lời". Bạn thu âm lời nói của mình rồi upload lên tổng đài của Yodio.

13. Meebo

Nguồn: Meebo

Một dịch vụ đã trở nên quen thuộc với rất nhiều tín đồ nghiện chat tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn đường Internet quốc tế của Việt Nam bị "tê liệt" hồi cuối tháng 12 vừa qua.

Đây là một ứng dụng chat IM trên nền Web, cho phép bạn giao tiếp, "tám chuyện" với người khác thoải mái, cho dù là họ đăng ký dịch vụ IM với AOL, Yahoo Messenger, MSN Messenger hay là Google Talk.

Một tính năng rất mới của Meebo là Meebo Rooms, sẽ cho phép bạn tham gia vào các cuộc chat multimedia sống động và hấp dẫn.

Bạn sẽ tìm thấy các phòng chat về mọi chủ đề, từ thể thao cho đến loạt phim hoạt hình Tom & Jerry. Không những vậy, Meebo Rooms còn hỗ trợ video và ảnh chụp do bạn post lên để chia sẻ và thảo luận với những người khác.

Nếu không tìm thấy chủ đề mà mình quan tâm, bạn chỉ việc mở ra một phòng chat mới và mời mọi người vào thảo luận. Bạn thậm chí còn có thể nhúng phòng chat này vào trong blog hoặc website riêng của mình nữa.

14. SplashCast

Với SplashCast, tự mở một kênh truyền thông riêng chưa bao giờ lại dễ dàng đến như vậy. Kênh truyền thông của bạn có thể kết hợp video, nhạc số, ảnh số, văn bản và cả RSS nữa.

Bắt đầu từ việc upload các file media có trong ổ cứng lên máy chủ của SplashCast (hoặc cung cấp đường link dẫn tới các file đó, nếu như chúng xuất hiện trên một website khác), sau đó chèn thêm bình luận, RSS hoặc bất cứ thứ gì mà bạn có thể nghĩ ra… vậy là kênh riêng của bạn đã sẵn sàng để phát sóng rồi đấy.

Bạn có thể gửi kênh này tới cho bạn bè, người thân của mình, hoặc đồng bộ hóa nó với blog và các diễn đàn ảo như MySpace.

15. Eyespot

Với Eyespot, việc dựng băng camera và chia sẻ nó với bạn bè chưa bao giờ lại thú vị, đơn giản và nhanh chóng đến vậy.

Trên thực tế, để tạo ra một đoạn băng video không phải là chuyện khó. Bạn chỉ việc chĩa điện thoại di động, máy ảnh số hoặc camcorder vào một mục tiêu nào đó, rồi nhấn nút, giữ im máy… thế là xong.

Cái khó chính là lúc sắp xếp, biên tập và ráp nối các clip này như thế nào để tạo thành một bộ phim liền mạch, logic và hấp dẫn. Đây chính là "khâu" mà bạn cần đến Eyespot.

Chỉ việc upload file video lên website, sau đó sử dụng các công cụ có sẵn để cắt băng, dựng băng, ráp nối với các clip khác… Bạn thậm chí còn có thể chèn thêm kỹ xảo, hiệu ứng âm thanh và phụ đề trước khi chính thức "công bố tác phẩm" của mình ra thế giới nữa.

16. Pbwiki

Mặc dù chẳng ai còn xa lạ gì với Từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia nữa, nhưng nhiều người và cả các tổ chức nữa, vẫn chưa nhận ra tầm quan trọng và hữu ích của việc có một trang wiki riêng. Trong môi trường doanh nghiệp, wiki là cách lý tưởng để chia sẻ thông tin giữa một nhóm cộng sự.

Còn với cá nhân, wiki là giải pháp hoàn hảo để tổ chức một fan-club, bàn bạc kế hoạch đi chơi hoặc đơn giản là chia sẻ kỷ niệm với các thành viên trong gia đình.

Bất cứ ai cũng có thể vào chia sẻ, đóng góp ý kiến, chỉnh sửa - y hệt như phiên bản thu nhỏ của Wikipedia vậy. Quan trọng nhất, bạn đâu cần phải là dân sành sỏi về công nghệ mới làm được việc này.

17. Picnik

Từ làm nhòa cho đến tăng sáng, bộ công cụ chỉnh sửa ảnh trực tuyến của Picnik sẽ giúp bạn quên hẳn Photoshop. Không còn cảnh hì hục tải về máy và cài đặt phần mềm biên tập ảnh nữa, tất cả những gì bạn cần làm là up ảnh lên Picnik, hoặc là cung cấp đường link URL của bức ảnh đó cho Picnik (nếu như bức ảnh đó đang xuất hiện trên một site như Flickr).

Up ảnh xong xuôi, bạn đã có thể tự do, thoải mái sử dụng các công cụ chỉnh sửa ảnh đơn giản của Picnik để trau chuốt cho bức ảnh của mình, từ xóa mắt đỏ cho đến resize ảnh, thay đổi độ sáng, chọn tương phản màu và thậm chí là thêm vào một số kỹ xảo đặc biệt nữa.

18. Approver.com

Một công cụ tuyệt vời cho tất cả những "con người công sở". Upload lên mạng một tài liệu quan trọng, kèm theo danh sách những người cần xem, Approver sẽ chịu trách nhiệm gửi nó đến cho tất cả mục tiêu. Nó cũng giúp bạn đặt ra hạn chót để xem và góp ý cho tài liệu nói trên, đồng thời theo dõi sít sao những phản hồi, ý kiến bình phẩm của từng người để forward lại cho bạn. Trang web này tương thích với khá nhiều ứng dụng văn phòng, bao gồm Microsoft Office, Adobe PDF và Open Office.

19. Squidoo

Bạn đã bao giờ nghe đến thuật ngữ "Ống kính Web" (Lens) hay chưa? Giờ thì với Squidoo, bạn sẽ thấy thật tiếc vì đã không biết đến nó sớm hơn.

Sử dụng các công cụ có sẵn, giản đơn của Squidoo, bạn sẽ có thể tự lập một "lens" của riêng mình. Trên thực tế, "lens" gần giống như một trang Web riêng, nhưng nó mang màu sắc sở thích cá nhân rất rõ. Với Lens, bạn có thể chia sẻ đường link về tài liệu tham khảo, giới thiệu sách hay, video YouTube, ảnh số trên Flickr, những món đồ đang được đấu giá trên eBay mà cá nhân bạn cho là thú vị.

Kể cả khi không tự tạo lens riêng, vào thăm thú, nghiêng ngó xem người khác làm lens thế nào cũng là công việc rất thú vị.

20. MyPunchbowl

Một website tuyệt vời cho những tín đồ tiệc tùng, thậm chí cả những cô dâu chú rể sắp cưới nữa. Bạn dự định mở tiệc, nhưng lại không dám chắc ngày nào là thích hợp nhất, ngày nào thì bạn bè đến được đông đủ nhất?

MyPunchbowl sẽ giúp bạn soạn một thư mời dự tiệc, gửi nó cho tất cả những cái tên có trong danh sách contact, sau đó giúp bạn theo dõi ai có thể đến, ai sẽ vắng mặt và cả những ai chưa hồi đáp nữa.

Nó cũng cho phép bạn gửi một email "chọn ngày" đến cho mọi người. Người nhận sẽ tick vào trong lịch ngày mà họ rảnh rỗi, sau đó MyPunchbowl sẽ tổng hợp lại và đưa ra ngày lý tưởng nhất.

Dựa trên Google Maps, MyLunchbowl cũng sẽ giúp bạn chỉ đường đến địa điểm tổ chức bữa tiệc cho tất cả mọi người một cách chi tiết.

Ngoài ra, vẫn còn một ứng cử viên nặng ký cho danh sách nói trên:

21. Goowy

Một trang web cho phép bạn chạy cùng lúc nhiều tứng dụng và widget (chương trình tiện ích mini) khác nhau, từ bất cứ địa chỉ nào trên mạng Internet.

Từ nhiều năm nay, giới phân tích đã tưởng tượng về một viễn cảnh nơi Internet biến thành một hệ điều hành khổng lồ, và các ứng dụng "đi lại như con thoi" trên đó.

Ý tưởng ẩn sau Goowy cũng không khác vậy là bao. Tạo một tài khoản mới, và thế là bạn đã có thể "xây dựng" màn hình desktop của riêng mình, với những ứng dụng như email, contact, chat IM, quản lý file và hơn thế nữa. Bạn cũng có thể chèn thêm những chương trình mini, cung cấp bản tin thời tiết, biểu giá chứng khoán và đầu tin mới nhất lên góc phải màn hình nữa, nếu muốn.

Tuy vậy, đừng mong rằng Goowy có thể thay thế được hoàn toàn desktop tại thời điểm này. Nó vẫn thiếu những ứng dụng hoàn chỉnh, đủ lông đủ cánh và chưa truy cập được vào ổ cứng. Nhưng dù sao, nhiều người vẫn dự đoán đây là tương lai của mạng Internet.